|
|
#1
|
|||||||||||||
|
|||||||||||||
Siêu bão Wutip đổ bộ miền Trung, gió giật dữ dội
Các địa phương từ Hà Tĩnh tới Huế, gió mạnh dần lên kèm theo mưa lớn, sóng biển dâng cao. Tại tâm bão Đồng Hới, Quảng Bình, nhiều nhà tốc mái, cây đổ, người bị thương.
Trao đổi với VnExpress.net chiều nay, ông Lê Thanh Hải, Phó giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, đang có mặt tại Đồng Hới, Quảng Bình, cho biết, tại tâm bão Đồng Hới, sức gió mạnh cấp 11-12, kèm theo mưa to. Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đang chủ trì cuộc họp với đại diện các ban ngành nhằm đánh giá tác động của cơn bão và bàn biện pháp khắc phục ngay tại Đồng Hới. Gió giật mạnh tại Thành phố Đồng Hới. Ảnh: N.H Theo ông Phạm Thanh Hiền, trú tại đường Hữu Nghị, thành phố Đồng Hới, hiện gió rất mạnh, cây bị gãy đổ nhiều, cành cây, mảnh nhựa, tấm tôn bay khắp nơi do gió cuốn. Mưa rất to, hạn chế tầm nhìn. Đường phố không một bóng người. Từ 12h trưa nay, điện lực thành phố đã chủ động cắt điện toàn khu vực nên khả năng đêm nay, Đồng Hới sẽ chìm trong bóng tối. Chiều nay, một cụ bà 71 tuổi trong lúc trèo lên tầng không may bị ngã gãy chân, chấn thương sọ não nặng. Bà đang được cấp cứu tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới. Trước đó, gió mạnh đã khiến trụ sở UBND xã Như Thủy Bắc vỡ toàn bộ cửa kính. Một học sinh 15 tuổi ở xã Quảng Minh (huyện Quảng Trạch) bị ngã khi chuyển một khối đá nặng hơn 10 kg lên chèn mái bếp chống bão. Em đã bị chính khối đá trên rơi vào đầu, nghi chấn thương sọ não, bất tỉnh. Một thanh niên ở xã An Ninh (huyện Quảng Ninh) trong lúc đang trèo chặt cành cây bị ngã gãy xương đòn trái. Cả hai được cấp cứu tại Bệnh viện Hữu Nghị (Quảng Bình). Quảng Bình đã đưa gần 4.000 tàu thuyền vào bờ và nơi neo đậu an toàn, khoảng 5.000-6.000 hộ dân được di dời. Ngay từ đầu giờ chiều, mưa lớn dần tại Hà Tĩnh kèm theo gió mạnh. Đến 17h, gần như toàn thành phố Hà Tĩnh bị mất điện. Các hộ dân đóng cửa tránh bão trong nhà. Các cây xăng, cửa hàng đều không hoạt động. Tiếng gió mạnh, xen lẫn tiếng mái tôn đập phật phật khắp nơi. Một số biển quảng cáo, cây xanh bị gãy đổ. Mưa lớn nhưng hiện tại chưa xảy ra tình trạng ngập lụt trên các tuyến đường. Tại khu vực huyện Kỳ Anh giáp Quảng Bình, nhiều người dân đã được sơ tán đến trường học, đồn biên phòng tránh bão. Hiện địa phương này đã di dời khoảng 22.000 hộ dân, chủ yếu ở huyện Kỳ Anh, Thạch Hà, Nghi Xuân. Trước đó, vào buổi sáng nay, ông Cao Đức Phát - Bộ trưởng Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã chủ trì cuộc họp với các ban ngành tại thành phố Hà Tĩnh để bàn cách đối phó với bão. Để chủ động ứng phó với những diễn biến bất thường của cơn bão, UBND tỉnh Quảng Trị đã có công điện khẩn gửi UBND các huyện, thành phố, thị xã, giám đốc các sở, ban, ngành... triển khai nhanh các biện pháp phòng chống bão. Huế đã ngớt mưa mặc dù trước đó gió mạnh kèm mưa lớn khiến nhiều cây bị đổ và nhà tốc mái. Tại xã Lộc Vĩnh (Phú Lộc) sóng lớn đã làm hơn 300 m bờ kè sạt lở ăn sâu vào đất liền khoảng 4 m. UBND xã đã quyết định di hơn 1.000 khẩu ra khỏi khu vực nguy hiểm. Tuy nhiên, đến trưa nay, một số người dân lại tìm cách quay về nhà dù được khuyến cáo nguy hiểm. Trước giờ đổ bộ bão Wutip đã gây thiệt hại cho nhiều hộ dân ở Huế. Ảnh: Văn Đông Tại huyện miền núi A Lưới, Quốc lộ 49 đã thông xe. Đèo Phú Gia trên quốc lộ 1A có một số điểm sạt lở. Dọc theo tuyến đường huyết mạch này, cây cối và nhiều dây điện đứt ngang, nhiều biển hiệu dọc ven đường bị gió đánh hỏng. Theo báo cáo nhanh của ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh Nghệ An, đến trưa nay, các hồ chứa trên địa bàn tỉnh cơ bản đầy. Các hồ dung tích lớn như Sông Sào, Vực Mấu đã thực hiện phương án xả tràn sâu. Hệ thống đê điều toàn tỉnh trong mức đảm bảo an toàn. Về tàu thuyền, Nghệ An có hơn 4.000 phương tiện với trên 23.000 lao động trực tiếp đánh bắt hải sản, tất cả đã vào nơi trú ẩn an toàn. Phương tiện đang hoạt động ở ngoại tỉnh và vùng đánh cá chung cũng đã vào các khu vực trú bão an toàn. Theo số liệu báo cáo của Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn, hiện nay số hộ dân ở vùng ven biển nơi bão đổ bộ trực tiếp cần phải sơ tán là gần 3.900 hộ. Nếu bão đổ bộ trực tiếp vào Quảng Trị và khi lũ lớn xảy ra thì số hộ cần sơ tán là khoảng 20.500; UBND tỉnh đã khẩn trương thành lập 5 đoàn công tác về tận các địa phương để chỉ đạo công tác phòng chống bão. Người dân Hà Tĩnh sơ tán đề phòng nguy hiểm do bão. Ảnh: Hải Bình Theo báo cáo của Trung tâm Phòng chống lụt bão tìm kiếm cứu nạn miền Trung - Tây Nguyên sáng nay, các hồ chứa thuỷ lợi ở các tỉnh ven biển từ Quảng Bình đến Ninh Thuận đang vận hành bình thường, dung tích ở mức trung bình 20-70% dung tích thiết kế. Số hồ đầy và sắp đầy tập trung tại các tỉnh từ Quảng Bình đến Thừa Thiên - Huế. Nhiều hồ chưa nhỏ có nguy cơ mất an toàn như 7 hồ ở Quảng Trị gồm: Khối 7, Hương Lể, Trằm Bưởi, Khe Lau, Mụ Huyện, Trọt Giếng, Trọt Đâu - Trọt Đen; Huế có hồ Hòa Mỹ; Quảng Nam có hồ An Long; Quảng Ngãi có 3 hồ là Cây Khế, Đá Bàn, Tôn Dung. Tại các tỉnh Tây Nguyên, đập Ea Kmiên 3, huyện Krông Năng, Đăk Lăk do lượng nước về lớn hơn khả năng thoát lũ nên mực nước trong hồ dâng cao và có nguy cơ mất an toàn. (VnE)
****************Hãy cùng chia sẻ với bạn bè bằng cách ****************
[Click Here To View Admin's Signature] |
beloved (02-10-2013), dieuhang (02-10-2013), ekc (30-09-2013), i'mloan (01-10-2013), KCom (04-10-2013), kimhue (02-10-2013), kuku.Mt3..! (01-10-2013), Mit (02-10-2013), nhokxanha (01-10-2013), nlkcumo (01-10-2013), QUY TINH PRO (03-10-2013), samurai (02-10-2013), SaPa (01-10-2013), thanhlamqb (02-10-2013), tinhque (02-10-2013), tuat (03-10-2013), vuhoan42 (01-10-2013), Wutip (01-10-2013) |
#2
|
|||||||||||||
|
|||||||||||||
Ðề: Siêu bão Wutip đổ bộ miền Trung, gió giật dữ dội
Siêu bão đi qua, tan hoang ở lại Cột ăng ten trạm phát sóng VOV tại Đồng Hới bị gãy đổ - Ảnh: Lam Giang Bão số 10 với cường độ gió cấp 12,13, giật cấp 14-15 đã đổ bộ trực diện vào Quảng Bình hơn 3 tiếng đồng hồ. Mặc dù công tác dự báo khá chính xác, chuẩn bị khẩn trương, nghiêm túc nhưng thiệt hại vô cùng lớn. Điện bị cắt hoàn toàn, hệ thống thông tin liên lạc bị tê liệt... 8 người bị thương, 3 người chết Thiệt hại ban đầu được ghi nhận là 3 người chết, 8 người bị thương và 1 người mất tích, 80% số nhà dân và công sở bị tốc mái, có khu vực 100% nhà bị tốc mái. Nhiều tuyến đường trong huyện Minh Hóa bị cây chắn ngang - Ảnh: Minh Đạt Hệ thống điện lưới, nước sinh hoạt mất hoàn toàn, nhiều cột điện, cột ăng ten của hệ thông thông tin liên lạc bị gãy đổ. Trong đó, cột ăngten cao gần 200m cũng bị gãy đổ đè bẹp 2 ô tô. Cao su gãy đổ trên diện rộng. Trong đó 100% diện tích cao su của công ty Việt Trung bị gãy đổ hoàn toàn. Về giao thông, QL1 hiện đã được thông đường, đường Hồ Chí Minh tắc nghẽn một số điểm. 11 tàu thuyền bị đắm. Tại TP Đồng Hới - tâm điểm của bão, theo báo cáo của chủ tịch UBND TP Trần Đình Dinh, 50% số cây xanh ở địa bàn trung tâm TP gãy đổ, dọc bờ biển 100% diện tích cây xanh gãy. Hơn chục tàu bị trôi, 1 chiếc vỡ. Hiện nay TP tập trung lực lượng dọn cây cối với biện pháp dân ở đâu, ngõ phố nào tự dọn ở đó. Hiện mới chỉ dọn cây ở trên một số trục đường lớn, dự kiến khoảng 15 ngày sau mới dọn dẹp được hết toàn bộ. Về điện, theo ông Thái Hồng Quân giám đốc Điện lực Quảng Bình, hiện tại 6 đường dây cấp điện chính cho Đồng Hới đã bị gãy đổ cột, trong ngày hôm nay (1-10) cố gắng cấp điện cho vùng lõi Đồng Hới từ khu CN Đồng Hới về trung tâm, nhưng công suất sẽ được hạn chế. Ngành điều động lực lượng từ tỉnh Quảng Trị tăng cường ra hỗ trợ Quảng Bình. Chiều tối 1-10 mới cấp nước sạch trở lại. Hơn 3.500 nhà dân bị sập, tốc mái Tính đến 6g sáng 1-10, bão số 10 đã làm tốc mái 3.347 nhà dân, 23 nhà bị sập hoàn toàn, 94 nhà bị ngập nước trên địa bàn huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình. Ngoài ra, Bệnh viện đa khoa huyện Minh Hóa bị tốc mái hai dãy nhà, hư hỏng nhiều phòng bệnh, hàng chục bệnh nhân phải di dời trong đêm. Xã Trọng Hóa bị tốc tốc mái 3 điểm trường, nhiều bản làng bị cô lập vì nước dâng cao, 8 bản bị mất liên lạc. Nhiều phòng bệnh tại Bệnh viện đa khoa huyện Minh Hóa bị hư hỏng nặng - Ảnh: Minh Đạt Mưa bão đã làm thiệt hại 1.500 ha cây keo tràm của người dân và nhiều ha hoa màu khác. Tổng thiệt hại do cơn bão gây ra ước khoảng 135 tỷ đồng. Các địa phương thiệt hại nặng nhất là thị trấn Quy Đạt, xã Minh Hóa, Quy Hóa, Hồng Hóa... Hầu hết các tuyến đường trong huyện đều bị cây đổ gãy chắn ngang gây khó khăn cho việc qua đi lại. Nhiều hàng quán, pa nô, áp phích bị gió giất bay. Theo nhiều người cao tuổi cho hay, đây là cơn bão lớn nhất nhất từ trước đến nay trên địa bàn huyện Minh Hóa. Quảng Trị: Chưa hết bàng hoàng Sáng 1-10, chúng tôi có mặt tại xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị). Nơi đây giáp tỉnh Quảng Bình, cũng là nơi bão tàn phá nặng nhất của tỉnh Quảng Trị. Gần như toàn bộ mái của Trường tiểu học Vĩnh Tú bị bão thổi bay - Ảnh: Quốc Nam Từ thôn Mạch Nước đến thôn Thái Lai, mảnh tôn nằm vương *** khắp đường. Cây cối ngã đổ la liệt. Người dân chưa hết bàng hoàng sau bão. Ông Trần Văn Lãng, ở thôn Thái Lai nhớ lại: "Gió bão quần qua vùng này ít nhất hơn 2 tiếng đồng hồ. Bên ngoài nước biển dâng, bên trong gió giật bay mái nhà. Không biết chạy đường nào. Toàn bộ mái tôn nhà tôi bay sạch". Gia đình ông Trần Văn Lãng, ở thôn Thái Lai, xã Vĩnh Thái bị bay toàn bộ mái nhà - Ảnh: Quốc Nam Xóm ông đều chung tình cảnh. Người dân tất bật thu dọn những mãnh vỡ của tôn, mái nhà, người thì thẫn thờ nhìn trời qua mái nhà. Toàn cảnh thôn Thái Lai. Những ngôi nhà sát nhau đều bị bay mái sau cơn bão - Ảnh: Quốc Nam Ông Vũ Văn Phong, chủ tịch UBND xã Vĩnh Thái cho biết xã nằm ngay mép biển nên ít nhất gió bão qua xã phải giật cấp 12. Toàn xã có 736 nhà thì hơn 600 căn tốc mái. Nặng nhất là thôn Mạch Nước, Thái Lai. Nhìn quanh đâu cũng thấy nhà bị tốc mái. Hai bà cháu bà Nguyễn Thị Hai ngồi thẫn thờ dưới ngôi nhà trống hoác - Ảnh: Quốc Nam Khi chúng tôi có mặt tại Vĩnh Thái, đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị cũng đã đến chia sẻ khó khăn cùng những gia đình bị thiệt hại nặng. Thanh Hóa: vỡ ba hồ đập thủy lợi nhỏ Sáng 1-10, ông Nguyễn Văn Dương - phó chủ tịch UBND huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) cho biết do ảnh hưởng của cơn bão số 10, trên địa bàn huyện có mưa lớn, nước lũ dâng cao làm vỡ ba hồ đập thủy lợi nhỏ. Đến 10g sáng 1-10, thống kê của UBND huyện Tĩnh Gia cho biết trên địa bàn có ba hồ đập thủy lợi nhỏ bị vỡ là: hồ Ông Già ở xã Trường Lâm; hồ Khe Tuần ở xã Tân Trường; hồ Thung Cối ở xã Phú Lâm. Ngoài ra, tràn xả lũ hồ Cây Trầu ở xã Trúc Lâm bị sạt lở nặng, bị vỡ cống phía Nam. Hồ Yên Mỹ hiện mực nước đang ở cao trình 20,15m, đã mở ba cửa xả lũ. Hồ Kim Giao II, hồ Đồng Chùa mực nước cao trình hiện đang cao hơn thiết kế đang trong tình trạng mất an toàn. Hồ Nam Sơn ở xã Phú Sơn bị nước tràn qua đê. Đê chắn lũ Cầu Tây ở xã Trúc Lâm bị vỡ dài 20m. Đến sáng 1-10, tuyến quốc lộ 1A đoạn từ xã Xuân Lâm đến xã Trường Lâm (Tĩnh Gia) nước tràn qua đường, nhiều chỗ sâu từ 0,7- 1m. Vĩnh Linh: Rừng cao su thành bình địa Hàng ngàn hecta cao su đang độ tuổi thu hoạch ở huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) đã bị cơn bão số 10 san phẳng. Những cây cao su bị gió quật ngã Ông Dương Văn Thưởng, xã Vĩnh Kim, mếu máo: “Bao nhiêu công sức đổ vào 2 ha cao su, chờ bảy năm trời mới đến ngày khai thác. Chừ thì bão quật ngã hết trụi rồi. Coi như mấy trăm triệu đồng tiêu tan”. Hàng ngàn hecta cao su khác ở vùng này cũng chung số phận. Nói như một cán bộ xã Vĩnh Hòa thì trận bão như một trận bom, khi quét qua chỉ để lại sự hoang tàn. Những gốc cao su to bằng cả người ôm cũng nứt toác và đổ sụp chứ không riêng gì cây nhỏ. Mủ cao su chảy trắng đầy những thân cây gãy ngổn ngang. Sau bão, nước mắt người dân cũng chảy vì giọt mủ cao su vốn được ví như vàng trắng. Không chỉ có cao su, trên tuyến đường dọc biển huyện Vĩnh Linh mà chúng tôi đi qua, hàng trăm ngôi nhà bị tốc mái. Nặng nhất là xã Vĩnh Thái, nằm giáp mép biển và giáp huyện Lệ Thủy (Quảng Bình). Nhiều nhà đóng cửa sơ tán, đến khi trở về mới thấy nhà trống không, mái tôn đã bay đâu mất… Nước sông dâng ngập đường ray, hai đoàn tàu mắc kẹt Sáng 1-10, ông Trần Thanh Tùng - trưởng ga Vinh (Nghệ An) - cho biết đoạn đường sắt nối ga Trường Lâm (huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa) đến ga Hoàng Mai (huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) nước dâng ngập đường ray, hai đoàn tàu phải dừng tại ga Trường Lâm. Chị Nguyễn Thị Yến - giám đốc Nhà văn hóa Thiếu nhi Việt Đức (Nghệ An) - cho biết chị đi trên tàu xuất phát tại ga Hà Nội lúc 21g30 ngày 30-9. Đáng lẽ về tới ga Vinh lúc 5g sáng 1-10 nhưng do đường tàu bị ngập nặng nên bị ách lại ga Khoa Trường (cách ga Trường Lâm một ga). Trưởng tàu cho biết nếu trưa nay chưa thông được tàu thì sẽ phát cho mỗi hành khách một gói mì ăn tạm để chờ. Giám đốc Sở Giao thông vận tải Nghệ An Nguyễn Hồng Kỳ cho biết đường tàu bị ngập là do hoàn lưu bão khiến nước sông Mai Giang và nước đồng dâng cao. Lực lượng CSGT và thanh tra giao thông hai tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa đang phân luồng ngược lên đường Hồ Chí Minh. Riêng đoạn đường sắt bị ngập phải chờ nước rút mới có thể thông tàu. Huế: tan tành xóm núi Hói Dừa - Hói Mít Đến 14g chiều 1-10, xóm núi Hói Dừa - Hói Mít (thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên-Huế) ngổn ngang, tan tành sau bão dữ, sự cố đứt dây điện vẫn chưa được khắc phục. Đây là hai xóm nghèo nằm hút sâu trong hốc núi Hải Vân, sát mép sóng đầm Lập An - nơi chịu thiệt hại nặng nề nhất tỉnh Thừa Thiên - Huế. Theo ông Dương Đăng Trung, phó chủ tịch UBND thị trấn Lăng Cô, gió bão từ biển Lăng Cô thổi mạnh, khi gặp dãy núi Hải Vân chặn lại đã tạo ra vùng gió xoáy mạnh, gây thiệt hại nặng nề cho người dân xóm Hói Dừa và Hói Mít. Căn nhà của gia đình anh Nguyễn Văn Thái ở xóm Hói Mít đã bị bão đánh sập vào sáng 30-9. Anh Nguyễn Văn Thái (ở xóm Hói Mít) đứng bần thần trước căn nhà bị gió bão đánh sập - Ảnh: Nguyên Linh Trưa 1-10, lực lượng dân quân tự vệ thị trấn Lăng Cô đã đến giúp dọn dẹp và dựng lều để gia đình anh Thái trú tạm. Theo ghi nhận của chúng tôi, đến chiều 1-10, hàng chục hộ dân ở xóm nghèo Hói Dừa-Hói Mít vẫn chưa thể khắc phục được nhà cửa bị sập, tốc mái. Theo thống kê ban đầu, toàn thị trấn Lăng Cô có đến hơn 150 nhà sập và tốc mái, tập trung chủ yếu ở hai xóm Hói Dừa, Hói Mít; nhiều khách sạn trường học cũng bị tốc mái, hàng chục trụ điện bị gãy ngã, mất điện toàn thị trấn suốt từ đêm 29-9. Nhà cửa ở xóm núi Hói Dừa - Hói Mít đã bị tốc mái, sụp đổ - Ảnh: Nguyên Linh Ông Trung cho biết bước đầu mỗi nhà bị sập được chính quyền hỗ trợ 500 ngàn đồng, giúp dân dựng lại nhà tạm, sửa chữa nhà bị tốc mái. Được biết, bão số 10 đã làm 2 người bị thương, 6 căn nhà bị sập và gần 400 căn nhà bị tốc mái. Sóng biển đã làm 220 ha ao hồ nuôi trồng thủy bị sạt lở, hơn 10km bờ biển đã bị nước biển ăn sâu vào từ 5-10m. Hà Tĩnh: hơn 4.000 ngôi nhà bị sập, tốc mái Theo Ban Phòng chống lụt bão Hà Tĩnh, bão số 10 gây ra thiệt hại nặng cho Hà Tĩnh, 18 người bị thương, 8 nhà bị sập, 4.025 nhà bị tốc mái. Huyện Kỳ An (Hà Tĩnh) chịu ảnh hưởng nặng nhất với hơn 1.153 nhà dân, 12 điểm trường, 2 trạm y tế, 2 nhà văn hóa bị tốc mái, hệ thống điện tê liệt. Mưa lớn gây ngập lụt nhiều nơi, đặc biệt, trên quốc 1 đoạn qua huyện Kỳ Anh có nhiều điểm ngập sâu khiến xe cộ ùn tắc. Riêng Hương Sơn không nằm trong vùng bão nhưng vẫn chịu thiệt hại nặng khi có 6 nhà dân, 1 trường học bị sập. Hơn 840 ha cao su bị đổ, 12.000 gia cầm bị chết. 243 cột điện đổ gãy, hơn 10.956m dây điện bị đứt… (Theo Báo Tuổi Trẻ) ---------- Post added at 08:24 PM ---------- Previous post was at 06:39 PM ---------- Hình ảnh cột phát sóng cao 100m "mềm nhũn" sau cơn bão (Dân trí) - Tính đến 11h trưa nay 1/10, hiện trường vụ đổ sập cột phát sóng trung của Đài Tiếng nói Việt Nam tại TP Đồng Hới, Quảng Bình vẫn vô cùng ngổn ngang. Cơ quan chức năng đang khẩn trương vào cuộc làm rõ vụ việc. Trước đó như đã đưa tin, chiều 30/9, cột phát sóng trung của Đài Tiếng nói Việt Nam tại TP Đồng Hới, Quảng Bình, bị cơn bão số 10 đánh gãy, đổ sập làm 2 người chết tại chỗ và 1 người trọng thương, nhập viện trong tình trạng nguy kịch. Danh tính hai nạn nhân thiệt mạng được xác định là anh Lê Thanh Nghị (SN 1973) và anh Nguyễn Chí Thành. Các cơ quan chức năng đã điều động cả lực lượng CSCĐ, Cảnh sát PCCC tham gia giải phóng các khung thép bị đổ sập. Những hình ảnh tại hiện trường do PV Dân trí ghi nhận sáng nay, khi cơn bão đã tan: ---------- Post added at 08:33 PM ---------- Previous post was at 08:24 PM ---------- Cảnh tượng đổ nát vùng tâm bão đi qua Nhiều tuyến đường, khu dân cư tan hoang, còn người dân đang “gồng mình” khắc phục hậu quả nặng nề bão số 10 gây ra. Cột phát sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam gãy đổ đè bẹp 2 chiếc xe khách tại bến xe Đồng Hới, Quảng Bình. Trường học ở huyện Quảng Trạch bị phá hoại nặng nề. Mái bị tốc, tường bị sập, bên trong phòng học không còn thứ gì nguyên vẹn. Cột điện bị biến dạng thành hình chữ L sau bão. Những cây cổ thụ hai người ôm cũng bị bão giật đổ. Nhiều cơ quan, trường học, nhà dân ở huyện Quảng Trạch, Quảng Bình bị tốc mái, hư hỏng nặng. Nhiều tuyến đường trên địa bàn huyện Minh Hóa, Quảng Bình bị cây cối gãy đổ chắn ngang làm ắch tắc giao thông Tại huyện Quảng Trạch, Quảng Bình có 1 người chết do tường đè sập là anh Nguyễn Văn Thuận (xã Quảng Long) và 5 người mất tích, 12 người bị thương. Biển quảng cáo bị gió vặn xoắn. Cũng tại Quảng Trạch có 1.020 cột điện bị đổ gãy, đường dây điện lực bị đứt 75km. Mua ngói và fibrô-xi măng về lợp lại nhà. Ngành điện khắc phục sự cố. Lực lượng quân đội tham gia khắc phục hậu quả cơn bão số 1. (Theo Báo Quảng Bình + Tri Thức + Zing) ---------- Post added at 08:59 PM ---------- Previous post was at 08:33 PM ---------- "Siêu bão" đã cướp đi hàng chục ngàn tỷ đồng của nhân dân Quảng Bình Cập nhật lúc 20:34, Thứ Ba, 01/10/2013 (GMT+7) (QBĐT) - Như dự báo, lúc 13 giờ 30 phút ngày 30-9, bão số 10 tràn vào tỉnh ta với sức gió khủng khiếp, cấp 12,13, giật cấp 14,15, và di chuyển trên suốt chiều dài của tỉnh. Thời gian hoành hành của bão kéo dài đến 5 tiếng đồng hồ. Và với sức mạnh phải nói là khủng khiếp, bão đã tàn phá dữ dội trên đường đi: cột phát sóng cao hơn 100m đổ đè chết người, cả trăm nghìn ngôi nhà bị tốc mái, điện lưới tê liệt, cây cối gãy đổ ngổn ngang, nhiều rừng cao su thành bình địa, nhiều đê kè kiên cố bị đánh vỡ... Có thể nói rằng, công tác chuẩn bị đối phó với bão số 10 của tỉnh ta là khá chu đáo. Chiều 30-9, khi bão bắt đầu tăng tốc, lại có thêm Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp-PTNT từ Hà Tĩnh vào và Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải từ Thừa Thiên Huế ra cùng với tỉnh đối phó với bão. Tàu thuyền toàn tỉnh đã về nơi neo đậu tránh trú an toàn, người dân đã chằng chống nhà cửa chu đáo... Thế nhưng sức cuồng phong thì không ai tưởng tưởng được và cũng không thể lường hết được. Lúc 14 giờ ngày 30-9 gió bắt đầu mạnh lên.Tại Văn phòng UBND tỉnh lúc 15 giờ rồi 16 giờ liên tiếp có những thông tin xấu báo về trong tiếng hú dài của gió bão. Và rồi mọi thông tin liên lạc lại gián đoạn, điện mất, sóng điện thoại di động cũng mất... Thành phố Đồng Hới tan hoang khi sáng mai thức dậy. Đó là cảm nhận của tất cả những người đã trọn một đêm vật lộn với cuồng phong để giữ gìn tài sản, nhà cửa của chính mình. Cột ăng ten đã bị gãy đổ. Theo thông tin ban đầu, hệ thống cột điện, đường dây 500kV, đường dây 220kV... của lưới điện quốc gia gặp sự cố, nhiều tỉnh miền Trung mất trên diện rộng. Theo ông Thái Hồng Quân, Giám đốc Công ty Điện lực Quảng Bình mỗi huyện có đến cả trăm cột điện bị gãy đổ. Nước sinh hoạt cũng tạm ngưng hoạt động do bị vỡ ống 200 li dẫn từ Trạm bơm Phú Vinh về. Có 11 tàu bị chìm trong khu vực neo đậu... Đặc biệt, khoảng 15 giờ ngày 30-9, gió bão giật mạnh cấp 13, 14 đã xô ngã cột thu phát sóng trung của Đài Tiếng nói Việt Nam tại phường Đồng Phú, thành phố Đồng Hới, làm hai người chết tại chỗ, một người bị thương nặng. Cột phát sóng đổ ngay phía cổng của Đài phát sóng, vắt sang Bến xe trung tâm Đồng Hới, rất may không đè lên hai ngôi nhà hai bên cạnh, nếu không hậu quả sẽ cực kỳ nghiêm trọng. Nhưng phần ngọn của cột phát sóng đã đè bẹp hai chiếc xe ô tô khách đậu trong bến xe. Cũng trong chiều qua, một cột ăngten thu phát sóng di động rất lớn ngay sát Quốc lộ 1A đoạn qua địa phận xã Gia Ninh, huyện Quảng Ninh khiến tuyến đường này bị tê liệt, hàng trăm xe bị tắc nghẽn trong mưa bão. Với sự nỗ lực của lực lượng chức năng, 22 giờ đêm, việc giải tỏa hiện trường mới hoàn thành, giao thông được thông suốt trở lại. Trên bãi biển Bảo Ninh, kè chắn sóng cả trăm tỷ đồng, đồ sộ, đẹp và phải nói rằng rất hoành tráng cũng đã bị sóng biển đánh tan. Người ta nghe những tiếng ầm oàng như bom từ phía biển. Sáng ra mới hay đó là tiếng công phá công trình trăm tỷ này của thiên tai. Cột điện cao thế ở Đồng Hới bị đổ ngổn ngang. Tại huyện Bố Trạch, 92% số nhà dân bị tốc mái trong đó có 40% bị rất nặng. Toàn huyện đã có 3 người chết và mất tích, nhiều đoạn đê kè, đường giao thông bị sạt lở... Đặc biệt, có đến 70% diện tích cao su bị gãy đổ, thiên tai đã "đánh" vào niềm hy vọng đổi đời của người dân. Theo ước tính ban đầu, thiệt hại của huyện quy ra tiền với con số khổng lồ 2.730 tỷ đồng. Liền kề với thành phố Đồng Hới ở phía nam, huyện Quảng Ninh cũng đã bị thiệt hại nặng nề. Với 22.500 ngôi nhà dân và 200 công sở bị tốc mái, 30 nhà bị bão đánh sập, có 5 người bị thương, hàng ngàn m3 đất đá trên các tuyến đê, công trình giao thông bị xói lở... Tổng giá trị thiệt hại gần 500 tỷ đồng. Qua các đồng nghiệp, chúng tôi được biết, ngoài kia Quảng Trạch gió bão cũng có cường độ không kém gì ở Đồng Hới, Bố Trạch và con số thiệt hại hơn 3.000 tỷ đồng. Trước những thiệt hại vô cùng lớn mà thiên tai đã giáng xuống tỉnh ta, sáng 1-10, vào lúc 7 giờ, đồng chí Nguyễn Hữu Hoài, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND chủ trì cuộc họp khẩn để triển khai công tác khắc phục hậu quả bão số 10. Theo báo cáo nhanh của tỉnh, bão số 10 với cường độ gió cấp 12, 13, giật cấp 14, 15 đã đi vào địa bàn với thời gian rất dài, trên diện rộng toàn tỉnh đã tàn phá nặng nề nhà cửa, tài sản, cây cối... trong phạm vi nó đi qua. Mặc dù công tác dự báo về bão khá chính xác, công tác chuẩn bị khẩn trương, nghiêm túc nhưng thiệt hại là vô cùng lớn. Điện bị cắt hoàn toàn, hệ thống thông tin liên lạc bị tê liệt... Thiệt hại sơ bộ ban đầu có 13 người bị thương, 4 người chết (hai người tại Đồng Hới, một tại Quảng Trạch, một người tại Bố Trạch), một người mất tích; 80% số nhà bị tốc mái, có khu vực 100% nhà bị tốc mái. Hệ thống điện lưới, nước sinh hoạt mất hoàn toàn, nhiều cột điện, cột ăng ten của hệ thông thông tin liên lạc bị gãy đổ; cao su bị gãy đổ trên diện rộng. Đã có 11 tàu thuyền bị đắm khi đang neo trong khu vực tránh bão... Kè biển trăm tỷ ở bờ biển Bảo Ninh đã bị sóng đánh tan hoang. Về giao thông, đến sáng nay Quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh cơ bản đã được các đơn vị khai thông, tuyến đường sắt không bị ách tắc, tuy vậy nhiều tuyến đường ngang, đường liên thôn, liên xã còn bị tắc... Nhưng thiệt hại về giao thông rất lớn, ước tính khoảng 50 tỷ đồng. Để kịp thời khắc phục hậu quả bão số 10, đồng chí Nguyễn Hữu Hoài nhấn mạnh một số nhiệm vụ cấp bách cần tập trung làm ngay, đó là, nắm chắc tình hình thiệt hại để có biện pháp chỉ đạo khắc phục cụ thể, trước mắt tập trung khắc phục hạ tầng thiết yếu như điện, nước, giao thông... để sớm đưa cuộc sống, sinh hoạt của người dân trở lại bình thường. Để giải quyết nhanh chóng những vấn đề này, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu lãnh đạo các sở, ngành liên quan cần chỉ đạo quyết liệt, sáng tạo với tinh thần tự lực, tự cường về kinh phí và cả trong chỉ đạo để giải quyết nhanh những hạ tầng thiết yếu trên. Các sở, ngành như nông nghiệp, y tế, công an, công thương, Bội đội Biên phòng...có biện pháp nắm bắt chính xác tình hình để có biện pháp khắc phục hậu quả bão trong lĩnh vực mình phụ trách, kiên quyết không để dân đói, dân rét... Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh cũng đã lưu ý các địa phương chỉ đạo, hướng dẫn nhân dân chủ động khắc phục hậu quả bão trên địa bàn, nhất là khâu vệ sinh môi trường, dọn cây cối trên các tuyến giao thông... tránh tư tưởng không trông chờ, ỷ lại; các tổ chức đoàn thể ở cơ sở cần thể hiện vai trò trách nhiệm của mình để khắc phục nhanh thiệt hại, cải thiện môi trường sống trên địa bàn mình. Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Quang Lanh, Giám đốc Công ty TNHH MTV cấp nước Quảng Bình cho biết sẽ quyết tâm cấp nước trở lại ở thành phố Đồng Hới vào tối mai (2-10), còn theo ông Quân, vùng lõi của Đồng Hới sẽ có điện trong tối nay... Ngay sau cuộc họp, UBND tỉnh Quảng Bình cử 4 đoàn về các địa phương kiểm tra tình hình thiệt hại, chỉ đạo khắc phục hậu quả bão số 10. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp-PTNT Cao Đức Phát cũng đã ra Bố Trạch để cùng với lãnh đạo huyện chỉ đạo khắc phục thiệt hại do bão số 10 gây ra. Ngay trong ngày đầu tiên khi cơ bão đi qua, nhân dân các địa phương trong tỉnh đã tranh thủ thời tiết nắng ráo khắc phục, sửa chữa những hư hỏng do thiên tai gây ra. Tuy nhiên, thiệt hại do thiên tai gây ra trên diện rộng với nhiều công trình lớn, nhiều tài sản có giá trị cao thì rõ ràng cần rất nhiều thời gian và tiền của mới có thể lấp vào khoảng trống mà cơn bão kinh hoàng mang tên số 10 gây ra với nhân dân tỉnh ta. Văn Hoàng Trích:
[Click Here To View Admin's Signature] thay đổi nội dung bởi: Admin, 01-10-2013 lúc 09:02 PM. Lý do: update |
anh hong (01-10-2013), beloved (02-10-2013), beyeumautim_banglang (02-10-2013), dieuhang (02-10-2013), ekc (02-10-2013), hoantrachonline (05-10-2013), i'mloan (01-10-2013), kimhue (02-10-2013), kuku.Mt3..! (01-10-2013), Mai Thanh Nhan (02-10-2013), Mit (02-10-2013), nhokxanha (01-10-2013), nlkcumo (01-10-2013), samurai (02-10-2013), SaPa (01-10-2013), thanhlamqb (02-10-2013), thanhminhcntt (06-10-2013), tuat (03-10-2013), UTXINH (04-10-2013), vuhoan42 (02-10-2013), Wutip (01-10-2013) |
#3
|
|||||||||||||
|
|||||||||||||
Ðề: Siêu bão Wutip đổ bộ miền Trung, gió giật dữ dội
Tôi sinh ra trên mảnh đất miền Trung
Cứ Đông về là sống cùng mưa lũ Là nơi mà bão thường vào trú ngụ Bão tràn về lo giữ mái nhà tranh Đường làng quê tràn ngập những cây xanh. Lúc bão về là nó hành nó giật Cây dù to nó cũng nhổ đi mất Cây ngã vào làm nhà sập cửa tan Lúc bão về lòng lại hoang mang Người nông dân lo nước tràn đồng lúa Hoa màu kia vẫn còn chưa nở rộ Chưa thu hoạch biết sống bằng gì đây Người ngư dân lo sóng lớn bức vây Lo miếng cơm là đây chiếc thuyền bé Nỗi âu lo của người cha người mẹ Thầm nguyện cầu chiếc thuyền bé bình an Lòng tôi thương những đứa trẻ hiền ngoan Chẳng có gì ngoài những trang giấy trắng Nhượng buồn thay cuộc đời không phẳng lặng Nước cuốn đi trang giấy trắng ước mơ Tiếng khóc oà của những đứa con thơ Sau cơn bão lơ ngơ tìm bố mẹ Một nỗi đau từ trong tim cào xé Sao ông trời cướp bố mẹ của con Sinh viên xa bổn phận vẫn chưa tròn Nghe tin bão lòng con lại lo lắng Thương mẹ già tim con lại thắt quặn Con gọi về để nhắn nhủ vài câu Cha mẹ à nhớ trữ đồ ăn lâu Mua mì tôm, lương khô đầy đủ nhé Gió quá to mẹ cha hãy liên hệ Chú biên phòng dẫn cha mẹ di dân Con ở xa vẫn chăm học chăm mần Sẽ cố gắng để đỡ đần cuộc sống Để cha mẹ được hưởng cơn gió lộng Chẳng lo nghĩ việc bão gió hay mưa Gửi bạn trẻ có cuộc sống sớm trưa Ngồi hưởng thụ tà lưa và sung sướng Đừng đón bão vì câu không biết ngượng Bão nghỉ học ôi sung sướng làm sao Gửi những ai làm lãnh đạo cấp cao Ai tham ô thì thương dân chút với " Nước của dân" thì hãy nghĩ hãy ngợi Chia chút tiền rồi gửi giúp dân quê Gửi những ai sống sung sướng hả hê Bớt chút tình rồi gửi về đóng góp Để ai ai cũng tươi cười sum họp Giúp dân nghèo vượt khỏi nỗi gian nan. thay đổi nội dung bởi: SaPa, 02-10-2013 lúc 04:25 PM. |
Admin (01-10-2013), beloved (02-10-2013), dieuhang (02-10-2013), ekc (02-10-2013), kimhue (02-10-2013), Mit (02-10-2013), nhokcoi_huunghia (02-10-2013), nlkcumo (01-10-2013), oanhcoi (06-10-2013), samurai (02-10-2013), thanhlamqb (02-10-2013), Trần Cương (01-10-2013), Wutip (01-10-2013) |
#4
|
|||||||||||||
|
|||||||||||||
Ðề: Siêu bão Wutip đổ bộ miền Trung, gió giật dữ dội
OÁN BÃO... Mi* hớn hở bởi Mi vừa tàn phá... Dập miền Trung tan nát, rồi Mi* cười. Bản lĩnh mô mà hại Dân lành rứa.?! Nhà các Quan vẫn đứng vững đó thôi... Ta đã nói, dân ta nghèo khổ lắm. Cướp bóc chi, thì cứ đến nhà Quan. Mi* hèn nhát hay là Mi* cũng sợ. Chống lại Trời, Mi* lại bị tiếng oan... Đồng ngập trắng, hoa màu mất hết cả. Đập*** vỡ toang, nhà cửa ngập tơi bời. Bao nhiêu kẻ hận Mi*, đời đen bạc. Trắng tay rồi làm răng sống, Mi* ơi! Tháp Ăng-ten** mà Mi* còn xô đổ. Xót tiền Dân, vừa mới dựng năm rồi.. Nhà tốc mái, Mi* mang đi mô hết. Lũ tràn về của nả cũng cuốn trôi... Ta đã nói, Đập*** chỉ xây cho có. Thiếu Xi-măng, sắt thép cũng...ăn rồi. Nhà Ông Lớn cũng từ đây mà có. Nước tràn về nhà Dân lại ngập thôi... Cây, Mi* bẻ, bờ kè, Mi* cũng liếm. Đường giao thông, Mi* moi móc tơi bời. Mấy trụ điện*****, Mi* bẻ cong bằng được. Chợ mới xây, Mi* đập vỡ bằng thôi!... Ta hận lắm, Mi* không thương Dân đói. Chỉ ra oai để thể hiện chính mình. Hay là Mi*, cũng theo phe Tham nhũng.? Phá hết đi, rồi làm lại Công trình... Mi* ghé đến, thì dân tình mới hiểu?! Tiền của Dân rơi vào túi kẻ nào. Mấy Ông Lớn chỉ ngồi bàn chuyện hão. Lo cho Dân, mà Dân khổ là sao?... Ta hận lắm, nàng Rosi cũng hận. Mi* tung hoành, dân ta khổ biết bao?! Thương xót lắm mà chẳng làm gì được. Ta buồn lòng, nàng quát một tiếng...Ngoao.... 01.10.2013 Ngọc Ly Kim * Mi, chỉ cơn Bão. **Sức tàn phá của bão làm cột Ăng-ten ở Đồng Hới đổ, theo như quy định thì các cột Ăng-ten phải chịu được sức gió cấp 18, bão vừa rồi chỉ cấp 11-12....tại sao? Mấy năm vừa rồi ở phía Bắc ( Nam Định và Quảng Ninh) cũng có cột Ăng-ten đổ trong khi bão chỉ cấp 9-10...? ***Thanh Hóa vỡ 2 đập, nhà dân chìm trong nước từ các hồ bị vỡ...Đã có dự báo Bão từ trước mà vẫn vỡ đập...tại sao? **** Quỳnh Lưu- Nghệ An xả Đập sau bão...nước tràn về ngập cả Huyện...Đã có dự báo từ trước....tại sao? + Qua cơn bão này, dân nghèo lại trắng tay...Các công trình đường sá giao thông, đê đập, kè chắn sóng...và các công trình phúc lợi khác sẽ được sửa sang xây lại từ tiền Thuế của Dân...Lại bắt đầu có cơ hội cho các Quan Tham nhũng...Mày có hiểu không Bão ơi! [Click Here To View nlkcumo's Signature] |
Admin (01-10-2013), beloved (02-10-2013), beyeumautim_banglang (02-10-2013), dieuhang (02-10-2013), ekc (02-10-2013), hoantrachonline (05-10-2013), kesay68 (02-10-2013), kimhue (02-10-2013), Mai Thanh Nhan (02-10-2013), Mit (02-10-2013), phatqb (04-11-2013), samurai (02-10-2013), SaPa (01-10-2013), thanhlamqb (02-10-2013), vuhoan42 (02-10-2013), Wutip (01-10-2013) |
#5
|
|||||||||||||
|
|||||||||||||
Ðề: Siêu bão Wutip đổ bộ miền Trung, gió giật dữ dội
Ôi! Thương quá quê hương tôi, năm nào cũng bị bão lũ tàn phá nặng nề
|
#6
|
|||||||||||||
|
|||||||||||||
Ðề: Siêu bão Wutip đổ bộ miền Trung, gió giật dữ dội
Co len nguoi quang binh anh dung .xin chia se nhugn mat mat lon lao voi nguoi dan que minh
|
#7
|
|||||||||||||
|
|||||||||||||
Ðề: Siêu bão Wutip đổ bộ miền Trung, gió giật dữ dội
Trích:
[Click Here To View beyeumautim_banglang's Signature] |
#8
|
|||||||||||||
|
|||||||||||||
Ðề: Siêu bão Wutip đổ bộ miền Trung, gió giật dữ dội
Cả chiều ngày đó nóng ruột và lo lắng chẳng làm được gì cả đt gọi ko đc, nhà có mỗi hai ông bà già ở quê. Khoảng 5h chiều gọi ra nghe nói bão tan nhà cửa ko sao thấy nhẹ cả người. Nghe bà già nói mà muốn khóc, cây cối gãy hết cả rồi. Bữa lễ về thấy khoe có 2 buồng chuối lùn chín đúng Tết giờ đi theo bão rồi. Nhìn cảnh tượng này thấy nhà mình còn may mắn rồi.
-->
[Click Here To View kimhue's Signature] |
#9
|
|||||||||||||
|
|||||||||||||
Ðề: Siêu bão Wutip đổ bộ miền Trung, gió giật dữ dội
Ôi miền Trung! Xin chia buồn với những mất mát, thiệt hại của bà con Quảng Bình!
|
Admin (02-10-2013), Mai Thanh Nhan (02-10-2013), nlkcumo (02-10-2013), SaPa (02-10-2013), thanhlamqb (02-10-2013) |
#10
|
|||||||||||||
|
|||||||||||||
Ðề: Siêu bão Wutip đổ bộ miền Trung, gió giật dữ dội
Nhớ và thương quê mình quá
-->
[Click Here To View beloved's Signature] |
Admin (02-10-2013), kesay68 (02-10-2013), nlkcumo (02-10-2013), SaPa (02-10-2013), thanhlamqb (02-10-2013) |
Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách) | |
Ðiều Chỉnh | |
Xếp Bài | |
|
|