Nghề làm nón ba đồn - +:| Diễn đàn Người Quảng Bình |:+

Go Back   +:| Diễn đàn Người Quảng Bình |:+ >
¤,¸¸,*¤* HỘI ĐỒNG HƯƠNG QUẢNG BÌNH *¤*,¸¸,¤
> |†| Tìm Hiểu Quảng Bình |†|
Quên mật khẩu? Đăng ký!

ĐỘI BÓNG NQB | HỘI NGHỆ SĨ | HỘI TRÀ ĐÁ | CLB NGOẠI NGỮ (QEC)| SIDEWALK CLUB | RADIO NQB | BAN QUẢN TRỊ
Trả lời
  #1  
Old 24-06-2009, 11:11 AM
hanhphuclangthang's Avatar
hanhphuclangthang hanhphuclangthang vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Người Quảng Bình (NQB)
 
Tham gia ngày: Jun 2009
Đến từ: Phú Nhuận - Sài Gòn
Tên Thật: J.T
Bài gởi: 17
Được cảm ơn 37 lần trong 14 bài viết
Chitmay Nghề làm nón ba đồn




Ai đã từng qua vùng đất miền trung nắng lửa hẳn không thể không biết đến chiếc nón trắng Ba Ðồn. Thực tế, Ba Ðồn chỉ là địa điểm bán nón, còn nơi làm ra chiếc nón nổi tiếng ấy lại là làng nón Thổ Ngọa. Dân làng không còn nhớ rõ nghề làm nón xuất hiện từ bao giờ, chỉ biết thế hệ ông bà họ xưa kia đã làm rồi.

Trải qua những năm tháng chiến tranh ác liệt, nghề làm nón vẫn được duy trì và tồn tại đến ngày nay. Có hai loại nón - nón lá dừa, và nón lá cọ.

Lá dừa để làm nón phải mua từ trong nam, vì vậy xuất hiện những người chuyên thu mua lá. Ông Thắng, một chủ kinh doanh lá cho biết, con trai ông phải vào tận trong nam thu mua với giá 3.000 - 4.000 đồng/kg rồi vận chuyển ra.
Lá được chuyển về mới chỉ là lá thô. Ðể lá bền cả về thời gian cũng như mầu sắc những người làm lá phải chọn lọc, phân loại lá và đem xử lý qua lưu huỳnh. Sau khi lá được làm thành sản phẩm hoàn chỉnh, mỗi ký lá được bán từ 7.000 - 8.000 đồng/kg và làm được khoảng năm chiếc nón. Ông cho biết thêm, một năm ông thu mua khoảng bảy - tám tấn lá. Cùng với buôn lá nón, nhà ông còn làm thêm nghề thu mua nón mang đi các tỉnh xa phía nam.

Ðể kinh doanh mặt hàng này, số vốn lưu động của ông khoảng 30 - 40 triệu. Số vốn đó còn quá nhỏ để mở rộng quy mô kinh doanh. Ông cũng đã vay thêm vốn ngân hàng, mặc dù chưa được nhiều nhưng cũng đỡ được phần nào khi nhập nguyên liệu số lượng lớn. Ðối với nón lá cọ thì nguyên liệu có phần thuận lợi hơn bởi lá cọ ở các vùng chung quanh được người dân đem bán đại trà ở chợ. Chọn lá cọ làm nón rất công phu, lá phải non vừa độ, gân lá phải xanh, mầu lá phải trắng xanh. Nếu lá trắng, gân lá trắng là lá đã già làm nón không đẹp. Một chiếc nón tiêu chuẩn phải có mầu trắng xanh với những gân lá vẫn còn mầu xanh nhẹ, mặt lá phải bóng khi nón đan lên, phải nổi những vân xanh đều nhau đẹp mắt. Ðể đạt được tiêu chuẩn đó, lá phải được làm đúng quy trình, chẳng hạn việc sấy khô phải đúng kỹ thuật. Không dùng than đá, cũng không thể dùng điện sấy hoặc phơi nắng, mà phải sấy bằng than củi khoảng một đêm. Rồi còn vào khuôn, khâu nón... tất cả mọi công đoạn đều phải rất khéo và tỉ mỉ.

Từ lá nguyên liệu để làm ra chiếc nón là cả một nghệ thuật. Bà Thơm, một nghệ nhân làm nón lâu năm của làng cho biết, lứa tuổi là một yếu tố cần thiết để làm ra một chiếc nón đẹp. Thường những cô thiếu nữ mười tám, đôi mươi bao giờ cũng làm nón đẹp hơn bởi sự khéo léo của đôi bàn tay mềm mại, đôi mắt tinh anh. Chiếc nón đẹp không chỉ từng đường kim, mũi chỉ thẳng hàng, mà còn ở dáng nón, một yếu tố tạo nên nét đặc trưng của nón Ba Ðồn. Ngay cả những nghệ nhân làng nón Chuông nổi tiếng của Hà Tây cũng đã từng học hỏi và phát huy dáng nón nơi đây. Lá xếp phải đều tay, khéo, thật khít để khi giơ nón lên soi trong nắng, không có chỗ thưa chỗ dày. Chị Lan cho biết một ngày bình thường chị có thể khâu được ba đến bốn chiếc nón. Một người thợ lành nghề nhất của làng làm hoàn chỉnh từ khâu vót nan, làm khung, chóp nón đến vành nón, xếp lá và khâu, thì một ngày làm giỏi lắm được bốn chiếc. Loại nón đẹp hạng nhất 12 nghìn đồng/chiếc, một ngày được 48.000 đồng, loại nón trung bình 6.000 - 8.000/chiếc thì một ngày cũng thu được khoảng 24 - 30 nghìn đồng. Nón của làng làm ra chưa bao giờ bị ế, làm ra đến đâu tiêu thụ hết đến đấy. Chị Thanh cho biết, một chiếc nón vốn chỉ mất 1.000 - 1.500 đồng, phần còn lại là công và lãi. Một bé gái sáu tuổi đã có thể làm nón. Làm nón không làm cho người dân nơi đây giàu lên, nhưng ở mảnh đất miền trung cát trắng này thì đây là một nghề không đòi hỏi vốn lớn nhưng đem đến cho người dân những nguồn thu ổn định. Chị Thanh có ba cô con gái làm nón một tháng cũng thu nhập được khoảng hai triệu đồng. Với những nhà neo người hơn, một tháng làm nón cũng thu 300.000 - 500.000 đồng đủ để chi tiêu cho con cái ăn học và các nhu cầu khác. Không những thế, đây là một nghề tận dụng thời gian nhàn rỗi ở nông thôn. Toàn xã Quảng Thuận đến nay đã có 800 hộ dân làm nón. Ông Nguyễn Văn Diễn - Chủ tịch xã Quảng Thuận cho biết thu nhập từ nghề làm nón chiếm 27% đến 30% tổng thu nhập toàn xã, tương đương khoảng 5 - 6 tỷ đồng. Trong khi đó thu nhập từ nông nghiệp cũng chỉ chiếm từ 30 - 35% tổng thu nhập.

Tuy nhiên nghề làm nón truyền thống vẫn phát triển theo hướng tự phát trong dân, giá sản phẩm vẫn lên xuống thất thường theo phiên chợ. Toàn xã chưa có một tổ hợp sản xuất nào lớn. Khi tôi đến Huế, một chị bán hàng ở chợ Ðông Ba cho biết, đầu năm 2001 có một đoàn tàu du lịch nước ngoài cập vào Huế, không những nón Huế ở chợ được bán hết sạch mà ngay cả nón trong các làng nghề Huế cũng "cháy". Các chị phải vào tận Ba Ðồn lấy nón, người nước ngoài có vẻ thích chiếc nón Ba Ðồn lắm. Với một nghề truyền thống đem lại nguồn thu khá lớn, nếu như thành lập các tổ chuyên doanh sản xuất quy mô, chủ động nguyên liệu và thị trường tiêu thụ, đây sẽ là một nghề thủ công góp phần xóa đói, giảm nghèo cho xã. Ðặc biệt, nếu được giới thiệu, sản phẩm này có thể trở thành sản phẩm lưu niệm cho những ai đến thăm Quảng Bình.

[sưu tầm]
 Nguồn: www.nguoiquangbinh.net 

****************Hãy cùng chia sẻ với bạn bè bằng cách ****************

Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè!

-->


[Click Here To View hanhphuclangthang's Signature]
Trả Lời Với Trích Dẫn

Đã có 2 cảm ơn !

Cảm ơn hanhphuclangthang đã viết bài này. Chúc bạn có thật nhiều niềm vui trong cuộc sống !
congtrinhqb (08-01-2010), tiengtrongninhchau (24-06-2009)
  #2  
Old 10-01-2010, 11:18 AM
congtrinhqb's Avatar
congtrinhqb congtrinhqb vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
QUẢN LÝ CHUYÊN MỤC
 
Tham gia ngày: Jul 2008
Đến từ: Độc Lập - Q. Tân Phú - TP.HCM
Tên Thật: FB: ĐẶNG TRÌNH
Bài gởi: 1,504
Được cảm ơn 1,393 lần trong 653 bài viết
Thumbs up Ðề: Nghề làm nón ba đồn


Trích:
Nguyên văn bởi ngoc_quangtho View Post
bua giu lam non thi lay gi ma an. chac vai nam nua nghe non roi cung tiet chung thoi

không nên nói vậy, dù sao đó cũng là 1 nghề truyền thống của cha ông cha ta dể lại không nên phủ phàng cháp nhận cái mới mặc dù cuộc sống nó thay đổi từng ngày và từng giờ nhưng mỗi chúng ta nên biết trân trọng và giữ gìn nền văn hóa cho muôn đời sau đc biết đến các bậc tiền bối đời trưốc đã có công gây dựng
 Nguồn: www.nguoiquangbinh.net 
-->


[Click Here To View congtrinhqb's Signature]
Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời


Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
 
Ðiều Chỉnh
Xếp Bài

Quyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt



Múi giờ GMT +7. 07:16 PM.
Powered by: vBulletin Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Người Quảng Bình thành lập vào ngày 31-12-2006, được phát triển bởi tất cả các thành viên.
Website: www.nguoiquangbinh.net | Email: nqb@nguoiquangbinh.net
Đơn vị tài trợ: Công Ty Cổ Phần Vé Máy Bay Việt Nam - Chuyên cung cấp vé máy bay giá rẻ trong nước và quốc tế.
Du lịch Quảng Bình