Top các danh nhân tiêu biểu - +:| Diễn đàn Người Quảng Bình |:+

Go Back   +:| Diễn đàn Người Quảng Bình |:+ >
¤,¸¸,*¤* HỘI ĐỒNG HƯƠNG QUẢNG BÌNH *¤*,¸¸,¤
> |†| Tìm Hiểu Quảng Bình |†| > LỊCH SỬ & NGƯỜI QUẢNG BÌNH > DANH NHÂN
Quên mật khẩu? Đăng ký!

ĐỘI BÓNG NQB | HỘI NGHỆ SĨ | HỘI TRÀ ĐÁ | CLB NGOẠI NGỮ (QEC)| SIDEWALK CLUB | RADIO NQB | BAN QUẢN TRỊ
Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
  #1  
Old 06-11-2010, 08:08 PM
bapqb's Avatar
bapqb bapqb vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Người Quảng Bình (NQB)
 
Tham gia ngày: Jun 2010
Đến từ: hiỀn nInh
Tuổi: 33
Tên Thật: bập
Bài gởi: 1,175
Được cảm ơn 1,307 lần trong 524 bài viết
Default Top các danh nhân tiêu biểu


Hồ Cưỡng ông tổ vùng Lý - Nhân - Nam

Từ thành phố Đồng Hới theo đường Quốc lộ 1A ra Bắc, qua Ba Dốc tới cầu vượt đường tránh thành phố rẽ về phía Đông, cách huyện lộ Bố Trạch chừng 3 km, tới đầu làng Nhân Trạch, ta sẽ gặp lăng mộ vị tướng cuối đời Trần, tên chữ là Hồ Phúc Thiện, tên thường gọi là Hồ Hồng, tên húy là Hồ Cương, gọi ông trẻ là Hồ Cưỡng.
Hồ Cưỡng sinh vào khoảng niên hiệu Đại Trị (1358 - 1369), đời Trần Dụ Tông. Ông đã từng làm Giám Quân Tả Thánh Dực và làm Đại Trị châu lộ Diễn Châu. Sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, tập 2, Bản kỷ, quyển 8, trang 194 Viết: ’’Quý Dậu năm thứ 6 (1393) Minh Hồng Đức thứ 26 mùa xuân tháng Giêng lấy Hồ Cưỡng làm Giám Quân Tả Thành Dực (Cương người ở Diễn Châu), Quý Ly ngầm tìm được dòng dõi họ Hồ định đổi theo họ cũ mới đem Cưỡng làm người tâm phúc.’’

Cuối thế kỷ XIV, Hồ Cưỡng được Lê Quý Ly (Hồ Quý Ly) lúc bấy giờ với tước Đại Vương phong làm Chánh đội trưởng chỉ huy một đạo quân trên 2.400 quân vào đánh Chiêm Thành ở miền Thuận Hóa. Vào đây ông lấy thêm một bà vợ lẻ và sinh ra một dòng họ Hồ. Gia phả họ Hồ Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An có đoạn viết:
’’Ông vốn người khảng khái
Chánh đội trưởng lập công
Buổi trú quân Thuận Hóa
Có lấy thêm một bà
Rồi kết quả khai hoa
Thành họ Hồ trong đó’’.

Khi vào trấn giữ miền đất mới, mảnh đất phía Nam của Đại Việt, ông đã chiêu dân lập ấp, khai khẩn đất đai và đã trở thành ông tổ họ Hồ khai canh vùng Lý - Nhân - Nam. Trong miếu thờ ở khuôn viên mộ họ Hồ có câu: ’’Thần Hiền khai khẩn Lý - Nhân - Nam’’. Dòng họ Hồ ở Nhân Trạch từ đó được sinh sôi đông đúc. Ông là vị tướng được coi là có tài, đánh giặc nhiều nơi, thắng nhiều trận giòn giã. Gia phả họ Hồ Nhân Trạch có ghi lại những trận đánh do ông chỉ huy như trận đánh ở cửa sông Nhật Lệ, ở Bàu Tró, ở Phú Hội...

Gia phả họ Hồ Quỳnh Đôi, Nghệ An ghi: ’’Ông chỉ huy đánh giặc phía Nam và hy sinh tại đó vì sự toàn vẹn của quốc gia Đại Việtt". Ở Quỳnh Đôi không có mộ ông mà chỉ thờ mộ chiêu hồn (vọng táng). Ông đã được vua Khải Định phong sắc là ’’Dực Bảo Trung Hưng Tôn Thần’’ (Khải Định năm thứ 9 ngày 25 tháng 7, tức năm 1924). Sau khi sắc phong nhà Vua cho xây thành, cổng, băng mộ và đề tặng bốn câu thơ:

’’Ngũ giới nam dương quý khí ngọc cửa thần
Thiên văn uy lệ quý hiền dâng chi mục
Huyết hoàng quy thủy quý thiết ví lâm vi
Nhật nguyệt như oai quý nhân trường thủy địa’’
(Trước bình phong băng mộ ở Quảng Bình)

Ở quê hương Quỳnh Đôi ông sinh được Hồ Hân, sau này theo giúp Lê Lợi đánh quân Minh, giữ chức Quản Lĩnh, được phong là Tả Quốc Công Thần. Ông Hồ Nhân là con thứ giữ chức Tráng Vũ Tướng Quân, Tả Hữu Trụ Quốc Đô Thống, tước Hoan Quận Công, cũng là một vị tướng giỏi của triều Lê. Con cháu của ông ngày nay ở làng Quỳnh Đôi (Nghệ An) chiếm hơn một nửa dân số, ở Nhân Trạch (Quảng Bình) chiếm hai phần ba, chưa kể do sinh kế, do biến thiên của lịch sử mà toả đi khắp nước. Con cháu ông qua các triều đại, các thế hệ với chiều dài hơn 600 năm đã góp nhiều công sức vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Văn bia họ Hồ ở Nghệ An có đoạn: ’’Đông các Hồ Sĩ Dương, Hoàng giáp, Hồ Sĩ Đống đã đem tài nội trị ngoại giao ra kinh bang tế thế. Thời Tây Sơn, Hồ Thơm (vua Quang Trung) cùng hai anh đã phất cờ đại nghĩa, tiêu diệt thù trong giặc ngoài, mở ra trang sử vẻ vang cho đất nước. Khi Pháp xâm lược nước ta, tiến sĩ Hồ Sĩ Tuần dâng sớ chống nghị hòa, Tuần Vũ Hồ Trọng Đỉnh giữ vững thành An Bang, Án Sát Hồ Bá Ôn tử tiết với thành Nam Định. Ông Hồ Học Lãm xuất dương sau làm chủ nhiệm biện sự xứ Việt Minh ở Hải ngoại. Ông Hồ Tùng Mậu qua Xiêm rồi sang Trung Quốc thành lập Tâm Tâm Xã, tham gia thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam... Về văn học, con cháu ông cần cù khổ học, làm rạng rỡ cho dòng họ và quê hương, đã có một Đông các Đại học sĩ, hai Hoàng Giáp, ba Tiến sĩ, hai Tuấn Sĩ, 52 phó bảng... Từ khoa bảng, nhiều ngươi đã trở thành rường cột của đất nước, nhiều người trở thành tác gia Việt Nam như Hồ Sĩ Dương, Hồ Sĩ Tâm, Hồ Xuân Hương... để lại cho đời nhiều tác phẩm có giá trị...’’.

Ở Quỳnh Đôi, Nghệ An, ông là ông tổ họ Hồ Quỳnh Đôi, vào trấn giữ Thuận Hóa, ông là ông tổ họ Hồ vùng Lý - Nhân - Nam. Ông là niềm tự hào không chỉ của hai dòng họ Hồ ở Nghệ An và Quảng Bình mà còn là niềm tự hào của dòng họ Hồ nói chung và nhân dân cả nước.
Đại hành khiển Thượng thư Trần Bang Cẩn

Ở làng Vĩnh Lộc, xã Quảng Lộc, huyện Quảng Trạch có một ngôi điện thờ vị Thành hoàng, ông là vị Thượng thư Đại Hành Khiển thuộc dòng tộc nhà Trần, là người có công trấn giữ mảnh đất phía Nam của Đại Việt, chiêu dân lập ấp, xây dựng mảnh đất mới, dưới thời vua Trần Minh Tông (1314-1357) người đó là Trần Bang Cẩn.

Triều nhà Trần thời vua Trần Minh Tông, việc cai quản các lộ Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh... được giao cho con em vua Trần. Vâng lệnh triều đình, Trần Bang Cẩn đã thống lĩnh một đạo quân vào phía Nam của quốc gia Đại Việt. Tại đây, vùng đất hai bờ hạ lưu sông Gianh, sau khi đánh thắng nhiều trận và dẹp yên quân Chiêm Thành, ông đã tụ tập dân binh, chiêu dân, hướng dẫn khai phá đất đai, lập ra hai xứ Đông, Đoài của xã Quảng Lộc và một phần xã Quảng Hòa bây giờ. Thành hoàng Trần Bang Cẩn là người có công đối với đất nước, quê hương; vì thế, qua các triều đại phong kiến đều được phong sắc và phong sắc nhiều lần. Đặc biệt, thời Trần ông được vua Trần rất ca ngợi. Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, quyển II, kỷ nhà Trần, Ngô Sĩ Liên chép: ''Trần Bang Cẩn là vị Đại Hành Khiển thượng thư tả bộc xạ, là người tin thực, giữ gìn, giản dị, điềm tĩnh, không xa hoa”. Ngài khi còn sống được vua Trần ban cho bức tượng vẽ và bài thơ ca ngợi:
“Dạng hình cốt cách nại đông hàn,
Tướng mạo đình đình diệc khả khan,
Phong lưu nhất đoạn hồn miêu tận,
Tâm lý nan miêu cánh cánh đan”.

Dịch thơ:

Dạng hình cốt cách tựa cây thông
Tướng mạo nghiêm trang cũng đáng trông
Mọi vẻ phong lưu tô được hết
Khôn tô choi chói tấm son lòng

Trong bài văn tế Thành hoàng Trần Bang Cẩn ở làng Vĩnh Lộc có đoạn :

“Cung duy Tôn thần
Gương oanh liệt sáng soi kinh cổ
Tiếng anh hùng vang dội non sông
Chí mở mang đất nước an dân
Công khai thác giang sơn phong thổ
Nguyên thế hệ vốn dòng ngọc phổ
Dòng dõi vua Trần tài đọ cả hơn”

Hàng năm nhân dân hai làng (giáp), Đông, Đoài, trong vùng thường tổ chức 1ễ hội cúng Thành hoàng tại Điện thờ. Đặc biệt, vào ngày giỗ vị Thành hoàng, bên cạnh việc cúng tế, rước sắc, có làm lễ hèm diễn lại sự tích lịch sử của vị Thành hoàng, theo đó có nhiều trò vui chơi giải trí và hát xướng. Việc thờ cúng này vẫn bảo lưu cho đến ngày nay, là một dạng tín ngưỡng khá đặc biệt mang nhiều yếu tố dân giả, là môi trường tốt góp phần làm cho những xu hướng nghệ thuật dân gian nảy nở và phát triển, làm đậm đà bản sắc văn hóa của làng Vĩnh Lộc.

Thành hoàng Trần Bang Cẩn không để lai hậu duệ và gia tộc, nhưng cả làng, cả vùng luôn tỏ tấm lòng tôn kính, sự tôn kính đó được biểu hiện ở hai câu đối trong điện:

“Khai thác hình huân tồn giả sử
Công hoàng long cảo điệp triều ân”.
(Công ngài khai thác còn ghi nhớ
Ơn triều đình mãi mãi còn ghi).

Với những đóng góp cực kỳ to lớn, được đánh giá là công thần đối với đất nước quê hương, phúc thần với nhân dân, các triều đại phong kiến đều gia phong vị thượng thư tả bộc xạ Trần Bang Cẩn ở làng Vĩnh Lộc với các tước vị như: Bản thổ bình Lồi (dẹp giặc Chiêm Thành). Gia vương Trần Hành Khiển tăng Vĩnh Lộc Thành hoàng. Gia tăng Chính trực Hữu thiện Đôn ngưng. Dực bảo Trung hưng Tôn thần. Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư và gia phả các dòng họ trong làng Vĩnh Lộc, làng hình thành cách đây trên 600 năm, từ khi Thành hoàng Trần Bang Cẩn cùng các vị tướng họ Nguyễn, họ Đinh dẫn đoàn quân đánh dẹp Chiêm Thành. Vị tướng Nguyễn Chiêm quê Thanh Ba Ngoại, sau này được vua Khải Định năm thứ 9 (1924) sắc phong: “Tả phó quân Nguyễn Chiêm, Quân chi thần”. Vị tướng họ Đinh quê Lam Sơn, Thanh Hóa theo Trần Bang Cẩn, sau này được vua Duy Tân năm thứ 7 phong là: “Thiếu giám quan Đinh tướng công”.

Điện thờ Trần Bang Cẩn nhìn ra bờ sông Hòa Giang (một nhánh sông nhỏ chảy về bến đò Cửa Hác của sông Gianh). Điện là điểm tham qua du lịch văn hóa tín ngưỡng dân gian của Quảng Trạch nói riêng và Quảng Bình nói chung.




Quận công Hoàng Hối Khanh (1362 - 1407)

Hoàng Hối Khanh (1362 - 1407), nguyên quán xã Bái Trại, huyện Yên Định, nay là thôn Bái Trại, xã Định Tăng, tỉnh Thanh Hoá.
Ông đỗ khoa thi Thái học sinh (tương đương Tiến sĩ sau này) năm Giáp Tý, niên hiệu Xương Phù 8 (1384) đời Trần Phế Đế.

Năm 1385 ông được vua Trần Phế Đế giao trọng trách Tri huyện Nha Nghi (Lệ Thuỷ ngày nay) trấn giữ phía Nam nước Đại Việt. Ông đã chọn Mũi Viết vùng đất nằm giữa hai con sông Bình Giang và Ninh Giang đóng huyện sở.

Nơi đây địa thế sông núi hiền hoà, phía trước có thành Ninh Viễn (Nhà Ngo), hướng Tây nam ''ngọn Mã Yên kia, kỳ hình át tận chín tầng mây'' (ÔCCL) như một bức bình phong bền vững. Từ Mũi Viết nhìn về hướng Tây Bắc là vùng đất màu mỡ hoang vu, có khả năng khai phá lập nghiệp lâu dài.

Với cương vị là một vị tướng thống lĩnh cả một vùng phương Nam, nên ông có đặc ân được chọn khoảng 500 mẫu ruộng đất. Năm 1387, ông ra Hoan Châu và Ái Châu chiêu mộ dân 12 dòng họ vào khai canh lập ấp; được tổ chức thành điền trang, sở hữu khoảng 500 mẫu. Và từ đấy lấy tên làng Kẻ Tiểu.

Tương truyền rằng, từ cơ sở Kẻ Tiểu ban đầu, ông đã tâu lên Vua cho mở rộng toàn vùng, thành lập một số đơn vị hành chính khác.

Những đơn vị chuyên sản xuất lương thực, thực phẩm đơn thuần đặt tên ''kẻ'' như Kẻ Tiểu (Thượng Phong), Kẻ Đợi (Đại Phong), Kẻ Tuy (Tuy Lộc), Kẻ Thá (An Xá), Kẻ Théc (Thạch Bàn), Kẻ Trìa (Tân Lệ), Kẻ Sóc (Mỹ Lộc), Kẻ Chền (Quảng Cư), Kẻ Tréo (Cổ Liễu), Kẻ Sòi (Xuân Hồi).
Những đơn vị vừa làm nông nghiệp vừa làm thủ công nghiệp, sản xuất công cụ tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng gọi là ''nhà'' như Nhà Mòi (Mai Hạ) có nghề trồng bông dệt vải; Nhà Phan (Phan Xá), Nhà Vàng (Hoàng Giang) có thợ rèn đúc dao rựa, cày cuốc, gươm giáo; Nhà Ngo (Uốn Áo) có nghề sản xuất đồ gốm, gạch...; Nhà Cai (Mai Xá) có nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa.

Một số đơn vị càng khác gọi tên làng bằng tên họ kèm theo chữ ''Xá'' như Châu Xá, Lê Xá, Văn Xá, Dương Xá, Ngô Xá, Lại Xá, Thượng Xá, Thạch Xá...

Ông tổ chức các làng dưới hình thức ''động vi binh, tịnh vi dân'' để vừa sản xuất vừa sẵn sàng chiến đấu. Như vậy Hoàng Hối Khanh được coi như vị Thành hoàng cả một vùng rộng lớn của huyện Lệ Thủy ngày nay.

Sau đấy, với tài năng của ông ở vùng đất mới, vua nhà Trần cử ông giữ chức An phủ sứ lộ Thăng Hoa (Quảng Nam - Quảng Ngãi bây giờ).

Nhà Trần ngày càng suy yếu, giặc Minh âm mưu xâm lược nước ta, ông được điều ra làm An phủ sứ lộ Tam Đái (1394); sau đấy được điều về kinh Tây Đô giữ chức Phát vận sứ ty (1394) để chuẩn bị chống giặc Minh.

Năm 1400, Hồ Quý Ly chiếm ngôi nhà Trần. Giặc Minh mượn cớ ''phò Trần diệt Hồ'' để xâm lược nước ta. Hoàng Hối Khanh ra làm quan cho nhà Hồ, được thăng chức Đồng tri Khu mật sứ (1401) để đối phó với bọn xâm lược Minh. Ông cho lập xưởng đúc rèn vũ khí, chế tạo súng thần cơ là loại ''Đại bác'' lúc bấy giờ.

Một lần Thái thượng hoàng Hồ Quý Ly gọi Hoàng Hối Khanh vào cung và hỏi: ''Làm sao có được 100 vạn quân để chống giặc Bắc (Minh)?'' Hoàng Hối Khanh đề xuất: Xin cho tuyển quân độ tuổi 15 đến 60.

Năm 1404, ông làm thái thú Đông Lộ, Hồ Hán Thương sái ông chỉ huy, đốc suất xây dựng hệ thống phòng thủ thành Đa Bang kéo dài từ sông Bạch Hạc qua núi Tản Viên, lòng sông Bạch Hạc được đóng cọc phòng thủ đường thuỷ.

Năm 1405 vâng lệnh Hồ Quý Ly, ông làm sứ giả đàm phán với quân Minh, kết quả không tốt, bị Quý Ly trách mắng. Tháng 9/1405, Hoàng Hối Khanh được cử giữ chức Hành khiển Tả thị lang kiêm lĩnh Thái thú lộ Thăng Hoa.

Năm 1407, giặc Minh xâm được nước ta; do cuộc chiến đấu không cân sức ông bị bắt đưa đi trên một chiếc thuyền. Đến cửa Đan Huy (tức Cửa Hội-Nghệ An) ông nhảy xuống sông tuẫn tiết để giữ tròn khí tiết tôi trung. Tướng Trương Phụ lấy đầu đem bêu ở chợ Đông Đô. Tương truyền khi đắp thành Đa Bang, ông làm bài thơ có câu:

Mao thiềm mệnh dã cung tiều thoán
Lão mộc thì hồ ách phủ cân.

Dịch nghĩa:

Nhà tranh đành phận nơi đun nấu
Cây cối thường khi bị búa rìu

Người ta nói số ông không gặp may!

Sau khi Lê Lợi kháng chiến đánh đuổi giặc Minh ra khỏi bờ cõi, đã truy phong Sắc thần cho ông: "Tước Phong Dực bảo trung hưng, Linh phù đoan túc tôn thần''.

Năm Thiệu Trị thứ 4 (1845) lại truy phong: "Đặc tấn phụ quốc, Thượng tướng quân, tặng kiệt tiết linh thông Hoàng Quận công, Tước Phong Dực bảo trung hưng, Linh phù đoan túc tôn thần".

Để tưởng nhớ công ơn vị tiền khai khẩn, dân làng Thượng Phong (tức làng Kẻ Tiểu-Tiểu Phúc Lộc khi xưa) đã lập đền thờ bên hữu ngạn sông Kiến Giang. Hàng năm cứ đến ngày mồng 6 tháng 6 âm lịch dân làng tổ chức tế lễ long trọng.

Hoàng Hối Khanh là một danh tướng thời Trần-Hồ, đã có nhiều cống hiến to lớn trong việc tổ chức chống quân xâm lược nhà Minh. Ông lấy cái chết để tỏ rõ khí tiết một sĩ phu yêu nước, trung nghĩa, bất khuất, nêu tấm gương sáng cho thế hệ mai sau.

Ngày 23 tháng 7 năm 1998 Bộ Văn hoá-thông tin ra Quyết định số 1422 QĐ/VHTT công nhận và cấp Bằng di tích lịch sử danh tướng Hoàng Hối Khanh.



Dương Văn An (1514 - ?) với ''Ô Châu Cận Lục''

Vào khoảng năm 1554, có một người con của Quảng Bình đã viết nên một quyển địa lý lịch sử về Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, được nhiều tác giả đời sau đánh giá cao và mãi đến nay, đối với chúng ta vẫn còn một tác dụng nhất định. Người con đáng yêu ấy là Dương Văn An và quyển địa phương chí quý giá ấy là Ô Châu Cận Lục.
Dương Văn An, tự Tỉnh Phú, người làng Tuy Lộc, bây giờ thuộc xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy. Đó là một làng nằm bên bờ phải sông Kiến Giang, giữa một vùng đồng quê trù phú từ lâu đời, trung tâm của huyện Lệ Thủy.

Về gia đình và tuổi trẻ Dương Văn An, hiện chúng ta chưa có tư liệu đầy đủ. Đọc bài tựa Ô Châu Cận Lục chỉ thấy ông tóm lược mấy câu: ’’Tôi là học trò, sinh trưởng ở đất này, thấm nhuần giáo hóa đã lâu, thi đậu tiến sĩ năm Đinh Mùi". Năm Đinh Mùi là năm 1547, đó là năm Tuyên Tông Mạc Phúc Nguyễn mới lên ngôi nên mặc dù triều đình có biến động vẫn cố gắng theo lệ cũ mở các khoa thi hương và thi hội để trấn tĩnh lòng dân và chọn người ra giúp đỡ. Sách Đại Việt lịch triều đăng khoa lục ghi rõ ông đỗ tiến sĩ vào năm 30 tuổi. Căn cứ vào tài liệu này, chúng ta có thể tính ra năm sinh của ông là 1514, tức là năm Giáp Tuất, đời vua Lê Tương Dực.

Qua những lời tự thuật ngắn ngủi trên, chúng ta còn biết, trước khi đi thi, ông lớn lên và theo đường nho học tại quê nhà. Vùng này, lúc bấy giờ là một vùng dân rất hiếu học và nhiều người đỗ đạt khá. Nhưng đến ông mới có người đỗ đại khoa. Xem Đăng Khoa Lục thấy ông là người Quảng Bình thứ hai đỗ tiến sĩ. Việc ông đỗ đạt như vậy không phải là việc bình thường trên một vùng đất lúc đó còn xa trung tâm chính trị và văn hóa của đất nước.

Sau ngày thi đỗ, Dương Văn An được triều đình Mạc bổ đi làm quan. Theo quan chế thời ấy, những người đỗ đại khoa đều được bổ dụng làm tri huyện hoặc viên ngoại lang. Từ chức vị này sẽ thăng lên phó rồi hiến sát sứ lên đô cấp sự trung. Năm Ất Mão (1555), khi viết bài tựa sách Ô Châu Cận Lục, ông đã được giữ chức Lại Khoa đô cấp sự trung, tước Sùng Nham Bá. Chỉ trong 8 năm mà lên được chức ấy, rõ ràng là ông đã không gặp trắc trở gì trên đường hoạn nghiệp.

Cũng theo Đăng Khoa Lục, từ chức đô cấp sự trung, ông được thăng dần lên đến chức Tả Thị Lang bộ lại. Chức quan lớn nhất của ông là Thượng thư (không rõ là bộ nào). Lúc làm Thượng thư, ông được phong lên tước Sùng Nham Hầu. Khi mất, -không rõ mất tại chức hay sau ngày về trí sĩ- ông còn được triều đình truy phong Tuấn Quận Công. Ông giữ chức quan nói trên và mất vào năm nào, hiện chưa thấy có tài liệu nào nói rõ. Năm 1553, trong lúc đang giữ chức Lại Khoa Đô Cấp Sự Trung thì ở quê nhà, không rõ cha hay mẹ mất, ông phải từ Đông Kinh về chịu tang và theo lệ gọi là đình gian, ở nhà cho đến khi hết khó. Lúc này ông được rảnh rỗi xem sách. Nhân có hai người học trò cùng làng chia nhau viết hai tập sách về hai phủ Triệu Phong và Tân Bình và đưa ông xem, ông thấy bên trong ’’hình trạng các sông núi, tên gọi các sản vật, phong tục thói quen thế nào, nhân vật hay dở ra sao, đều rõ ràng như trên bàn tay’’ và rất lấy làm mừng. Nhưng có điều ông không nói ra mà chúng ta có thể ngầm hiểu, là hai tập sách, do trình độ của hai người học trò còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu. Vì vậy, ông nảy ra ý định nâng cao thành một quyển địa lý lịch sử đầy đủ và sâu sắc hơn. Ý định ấy, với một người yêu làng yêu nước như ông, quả là không thể cưỡng lại nổi. Ông bèn bỏ thì giờ ’’khảo thêm các sách sử, tham chước những truyền miệng, chỗ rườm rà thì bỏ bớt, chỗ sơ lược thì bổ sung, đặt tên là Ô Châu Cận Lục. Hai chữ cận lục nói rõ ý đồ khiêm tốn của ông muốn giới hạn nội dung từ cuối đời Trần trở lại, chưa dám đi xa hơn vào lịch sử.

Qua sự việc trên đây, rõ ràng quyển sách về cơ bản, là dựa vào hai tập của hai người học trò Tuy Lộc. Vậy thì phần gia công của ông đến đâu? Đọc xong, chúng ta có thể nghĩ rằng, phần tư liệu về núi, sông, thành thị, đền chùa, quan chế, nhân vật, phong tục, đồ bản, chính là phần ông thêm bớt, còn phần luận thì hoàn toàn do chính ông viết. Tuy vậy, không thể không nhận thấy rằng, giữa Ô Châu Cận Lục và hai tập sách về Tân Bình, Triệu Phong nói trên đã có những khác biệt lớn: khác biệt về quan điểm địa lý, nhân văn, bỏ cách chia hai phủ riêng mà nhập lại thành một vùng thống nhất về ranh giới, thuần nhất về phong tục, tập quán sinh sống, đồng nhất về văn hóa, lịch sử, khác biệt về mục đích, sách viết ra không chỉ nhằm cung cấp tư liệu mà chủ yếu là để phát huy truyền thống tốt đẹp, khắc phục thói hư tật xấu trong nhân dân, hay nói như tác giả, để ’’để khuyến khích và răn ngừa’’ (bao biếm). Những khác biệt này, cùng với những khác biệt do phần sau bổ sung của ông đưa lại, đã khiến bóng dáng hai tập sách cũ mất hẳn đi, đến nổi, dù Dương Văn An đã nói rõ, các tác giả lớn đời sau như Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú... đứng trên lập trường của Lê, Nguyễn không thích gì triều Mạc, vẫn phải xem Ô Châu Cận Lục là tác phẩm hoàn toàn của ông, của riêng ông.

Qua Ô Châu Cận Lục, người đọc, dù hiện nay cũng vậy, không phải chỉ ’’thấy’’ như Dương Văn An đã ’’thấy’’ trong hai tập sách về Tân Bình và Triệu Phong mà cảm xúc, cảm nhận sâu sắc về đất nước tươi đẹp, giàu có, thiêng liêng, về nhân dân cần cù dũng cảm, về cha ông có tinh thần hiếu học, có chí khí anh dũng, có đạo đức cao cả, từ đó thấy mình thêm gắn bó với quê hương đất nước. Viết về địa lý lịch sử mà truyền cảm được như vậy, bởi vì, trước hết, Dương Văn An đã có một trái tim nối liền với từng con sông ngọn núi, từng hòn đất bờ cây của nơi chôn rau cắt rốn và đã nhập lòng mình vào mọi sự vật, thổi cho nó một cuộc sống, một linh hồn.

Là một cuốn sách địa lý, Ô Châu Cận Lục ghi lại những tên làng, tên núi, tên sông, những sản vật, những con chim con thú, những thành thị, chợ búa, nhà trạm đồn binh, danh lam thắng tích, những ngành nghề và tập quán sinh sống... Nhờ thế, chúng ta biết được đất đai, thổ nhưỡng cùng các nghề thủ công thời ấy, hiểu được quá trình khai cơ lập nghiệp của cha ông trên đất quê hương. Là một cuốn sách lịch sử, Ô Châu Cận Lục ghi lại cho chúng ta tên tuổi của bao nhiêu người con Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế đã làm rạng rỡ đất nước, đã biến dải đất xa xôi một thời này thành trù mật, phì nhiêu, kể lại cho chúng ta những truyền thuyết xa xưa về các vùng đất, các đền chùa, các thành quách, khiến lịch sử thêm sâu thẳm, thêm vang vọng và kết hợp vào cuộc sống, những truyện cổ dân gian nuôi dưỡng mãi điều ngay lẽ phải trong lòng người...

Những ngọn núi cao, những con sông rộng đã được Dương Văn An miêu tả bằng những dòng chữ đầy hình ảnh, đầy sức khêu gợi như tả bằng chính tâm hồn của mình và của nhân dân. Đây là ngọn núi Mã Yên ở huyện Lệ Thủy "Thế núi cao lớn, hình trạng quanh co, chỗ đứt chỗ liền, nơi nghiêng nơi đứng, trong xa tựa cái yên ngựa; có trái núi như con ngựa phi nhanh, muôn nghìn trạng thái, trăm vạn tinh thần, là ngọn núi chót vót giữa nghìn muôn núi". Những câu viết vừa mang tính cách địa lý, vừa là những nét vẽ sống động của một bức tranh. Núi không đứng lặng, núi là ngựa đi, ngựa chạy, như hành quân cùng dân tộc. Khi ông tả núi Hải Vân, chúng ta lại bắt gặp một chất thơ tràn trề: "Chân sát lợi biển, ngọn ngất từng mây, núi chia hai đường nam bắc, mây mưa đón khách đi về...". Tả rất gọn mà đầy đủ, không thể lầm với một ngọn núi nào khác, "Mây mưa đón khách đi về", thật là gần gũi, ấm áp, thần tình. Núi thì thế, còn trên sông, một bến đò Dã Độ cũng gợi lên trong cảnh trời nước mênh mang một cái gì rất quen thuộc: "Hai nguồn Viên Kiều và Cảo Giang rót đến vừa rộng vừa sâu, hai bờ cao thấp so le, vài bãi nông sâu, rộng hẹp; cỏ thơm như nệm trải, sóng gợn tựa sóng giăng, cánh diều phản chiếu bóng chiều soi, con đò quay ngang cơn gió thổi..."

Có lúc, ông có những tứ thơ rất sáng tạo. Chẳng hạn, khi tả vùng cát Đại Trường Sa: "Đất Trường Sa hóa nhà trạm, trời địa hải làm lọng che". Hình ảnh hóa bầu trời trên vùng cát mênh mông thành chiếc lọng thì thật là vừa đẹp, vừa sâu, vừa mới một cách bất ngờ. Bút pháp địa lí mà đạt đến tính văn học như vậy rất hiếm thấy.

Ông biểu dương những con người Ô Châu kiên quyết chống giặc Minh xâm lược: "Ôi xem cái mức hơn kém của nhân vật, quan hệ đến cơ an nguy của nước nhà, như cái đức trọng nghĩa của Đặng Tất, thật là nhân tài của cả nước chứ đâu phải nhân tài riêng của Ô Châu?". Với Đặng Dung, những lời nhận định của ông cũng xác đáng như vậy: "Lấy toán quân cô đơn mà phá giặc mạnh giữa thời buổi nguy vong, tức là Trương Thế Kiệt đối với Đế Bính nhà Tống vậy ! Có thể theo thường lệ mà nghị luận nhân tài ư?". Điều không thể không ghi nhớ là, trong khi biểu dương, ông đã để lại cho chúng ta tên tuổi nhiều nhân vật của quê hương Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên tưởng như đã chìm mất trong xa xưa của quá khứ. Không có ông và Ô Châu Cận Lục, làm sao chúng ta có thể hiểu được cha ông ta với sự nghiệp cứu nước hiển hách như của Hà Công (ở La Chữ, huyện Hương Trà), Nguyễn Tử Hoan (ở Quảng Trạch), của Phạm Thượng Tướng (ở Đại Phong), Nguyễn Danh Cả (ở Tuy Lộc, huyện Lệ Thủy) v.v... những tâm hồn trong sạch như tri huyện họ Lê (ở Cam Lộ), lấy "kinh luân để dạ là bao của" để xem cảnh "thanh bạch truyền gia (của mình là) chẳng phải nghèo", hay như Nguyễn Quận (ở Hải Lăng) đi đánh giặc, không lấy của cải mà chỉ đem về một lá cờ chiến thắng. Đúng là nếu không có những trang ghi chép ấy, lịch sử Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên chúng ta đã phải có nhiều trang để trống.

Dưới ngọn bút của Dương Văn An, đất nước quê hương hiện lên giữa tâm hồn ta, ngọt ngào, nóng hổi và thiêng liêng biết bao, bóng hình con người Thuận Hóa đứng lên trong ta, dễ yêu và dũng cảm biết bao; thực sự là ngọn bút có tài, lại được dẫn dắt với một trái tim yêu nước, yêu quê hương tha thiết. Cho nên, nếu Ô Châu Cận Lục được xem như một tác phẩm địa phương chí có giá trị thì thành công ấy trước hết là của dòng máu đỏ trong huyết quản, trong tâm hồn ông. Điều này không thể gì phủ nhận.

Tuy còn nhiều hạn chế vẫn không làm lu mờ cái điểm hồng, là tình yêu cùng với niềm tự hào về đất nước và nhân dân quê hương, cháy rực trong từng trang Ô Châu Cận Lục. Tấm lòng ấy, tự nó là ánh sáng, là linh hồn quyển sách. Với một tác phẩm duy nhất, sự đóng góp của Dương Văn An vào kho tàng văn hóa chung của quê hương của đất nước chưa phải là lớn. Nhưng, với chúng ta, Ô Châu Cận Lục là quyển sách đầu tiên viết về Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên và ông là tác giả đầu tiên của địa phương. Mọi sự mở đầu bao giờ cũng đáng hoan nghênh và ghi nhớ. Điều này càng có ý nghĩa hơn khi chúng ta biết rằng trước ông và Ô Châu Cận Lục, chúng ta chỉ có một bài ’’Thuật hoài’’ của Đặng Dung, một bài biện của Bùi Dục Tài, mấy bài thơ của các nhân vật mà ông đã ghi lại và dù kể cả người các nơi viết về Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên như Trương Hán Siêu, Lê Thánh Tông... thì tất cả vẫn còn là một con số quá khiêm tốn. Hơn thế, sau ông, cũng phải đến hơn 100 năm chúng ta mới có được một tác phẩm và một tác giả thứ hai: "Hoa vân cảo thị’’ của Nguyễn Hữu Dật, khiến chỗ đứng và quyển sách của ông sống mãi trong lịch sử văn hóa Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên. Không những thế, Ô Châu Cận Lục còn đứng vững qua sự sàng lọc của hơn 400 năm để đến với chúng ta, tự khẳng định là một tác phẩm, một tài sản có giá trị trong vốn văn hóa chung của dân tộc. Cái giá trị ấy trong quá khứ đã được thử thách hơn một lần: Lê Quý Đôn khi viết Đại Việt thông sử và Phủ Biên Tạp Lục đã sử dụng Ô Châu Cận Lục. Các nhà biên soạn bộ Đại Nam Nhất Thống Chí của Quốc Sử Quán triều nhà Nguyễn cũng luôn luôn trích dẫn cuốn sách của Dương Văn An, xem như một nguồn tư liệu quý báu.

Thiếu quyển sách, chúng ta cảm thấy như hẫng đi một đoạn truyền thống, một chiều dài lịch sử, một mảng của tâm hồn đất nước.

Chúng ta càng biết ơn Dương Văn An và Ô Châu Cận Lục đã nối dài tầm nhìn của mình vào quá khứ của quê hương, nối liền sức mạnh của mình hôm nay vào sức sống nghìn đời của dân tộc, từ đó nhận rõ thêm trách nhiệm đang đặt ra trước mắt đối với hiện tại và tương lai của Tổ quốc.




Nguyễn Hữu Dật (1604–1681)

Là đại công thần của chúa Nguyễn ở Đàng Trong thời Trịnh Nguyễn phân tranh. Ông là người có công phò tá nhiều đời cho chúa Nguyễn, đánh thắng nhiều cuộc nam tiến của chúa Trịnh, giữ vững lãnh thổ Đàng Trong, được phong chức Chiêu Vũ hầu. Nguyễn Hữu Dật quê ở Gia Miêu, huyện Tống Sơn (Hà Trung, Thanh Hoá), làm quan giúp chúa Sãi (Nguyễn Phúc Nguyên) từ năm 16 tuổi, sau trở thành vị tướng xuất sắc có nhiều mưu lược. Ông nhiều lần chỉ đạo nghĩa quân đánh quân Trịnh và liên tiếp dành được nhiều thắng lợi.
Năm 1631, ông theo Đào Duy Từ đắp lũy Nhật Lệ, tục gọi là Lũy Thày, một chiến lũy quan trọng giúp quân Nguyễn, vốn có lực lượng mỏng hơn, cầm cự được với quân Trịnh trong các cuộc giao tranh. Năm 1635, Đào Duy Từ mất, Nguyễn Hữu Dật tiếp tục trùng tu Lũy Thày và Lũy Trường Dục. Ông tiếp tục xây dựng thêm Lũy Động Cát (tức Lũy Trường Sa) để củng cố tuyến phòng thủ.
Năm 1661, ông được cử làm Trấn thủ Bố Chính (Quảng Bình), là trụ cột của các chúa Sãi, chúa Thượng và chúa Hiền. Khi mất, ông được truy tặng tước Quận công, xếp hạng công thần, thờ ở Võ Miếu.

Nguyễn Hữu Dật có tài văn chương, có lần bị chúa Nguyễn nghi ngờ hạ ngục, ông viết truyện "Hoa Vân Cảo thị" tỏ lòng trung. Truyện kể Hoa Vân, tướng của Chu Nguyên Chương tử tiết để trọn nghĩa với chủ. Vợ là Cảo thị cũng trầm mình. Truyện này sau được chuyển thành tuồng gọi là "Huệ Vân Hữu Lượng" và "Hoa Vân diễn ca". Nguyễn Hữu Dật còn viết tập "Minh sơ anh liệt chí".

Năm 1681, Nguyễn Hữu Dật mất tại đạo Lưu Đồn, thọ 78 tuổi. Chúa Nguyễn thương tiếc truy tặng ông là Chiêu quận công, thuỵ là Cần Tiết. Nguyễn Hữu Dật là người có công lớn đối với Quảng Bình, được nhân dân Quảng Bình tin yêu, cảm động đức độ của ông, gọi ông là Phật Bồ Tát, lập đền thờ ở Xóm Bến, Vạn Xuân (huyện Phong Lộc), gọi là đền Tĩnh Quốc công.

Hai con của ông: Nguyễn Hữu Kính là danh tướng mở đất Gia Định và Nguyễn Hữu Hào, tác giả truyện thơ Song Tinh bất dạ (thường gọi là Truyện Song Tinh).




Đào Duy Từ (1572 - 1634)


Là nhà quân sự và nhà văn hoá, danh thần thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên, người có công giúp chúa Nguyễn xây dựng cơ nghiệp ở Đàng Trong. Đào Duy Từ, hiệu là Lộc Khê, quê ở làng Hoa Trai, huyện Ngọc Sơn (nay là Vân Trai, Tĩnh Gia, Thanh Hoá) vốn là người tinh thông sử sách, có tài văn võ nhưng không được đi thi vì là con nhà ca xướng. Ông uất ức rời quê hương vào Đàng Trong lập nghiệp.
Khi mới vào Nam, do gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, ông phải đi ở chăn trâu cho nhà giàu ở Bình Định. Ông chủ là người ham mê văn học, đã phát hiện ra Đào Duy Từ là người có tài, đã tiến cử Đào Duy Từ cho quan Khám lý Trần Đức Hòa. Vì mến tài của Đào Duy Từ, Trần Đức Hòa đã gả con gái cho, đồng thời tiến cử Đào Duy Từ cho Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên. Sau cuộc gặp gỡ với Đào Duy Từ, Chúa Sãi đã phong cho ông làm Nha uý Nội tán. Được Chúa Nguyễn tin tưởng, trọng dụng, ông đã hết lòng tận tụy giúp chúa Nguyễn về tổ chức quân sự, chính trị, văn hóa.
Năm Canh Ngọ 1630, ông chủ xướng việc thiết kế và chỉ đạo xây dựng hai công trình phòng thủ quan trọng là Lũy Trường Dục ở huyện Phong Lộc, tỉnh Quảng Bình (1630) và Lũy Thầy từ cửa sông Nhật Lệ đến núi Đâu Mâu (Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình). Đây là chiến lũy quan trọng, giúp chúa Nguyễn có thể phòng thủ hiệu quả trước nguy cơ tấn công của quân Trịnh.

Sinh thời, ông sáng tác nhiều tác phẩm văn, thơ, và nhiều ca khúc rất giá trị; biên đạo một số điệu múa được lưu truyền rộng rãi. Đào Duy Từ là người Việt đầu tiên làm thơ lục bát và là người có công phát triển nghề hát bội ở Đàng Trong, là người khởi thảo tuồng Sơn Hậu. Ông đồng thời là tác giả bộ sách quân sự đặc biệt "Hổ trướng khu cơ" và "Ngọc Long cương vãn" (văn học). Năm 1634, ông bị ốm nặng và chết. Sau khi ông mất, chúa Nguyễn truy phong công thần, đặc tiến Kim tử vinh lộc đại phu.

Mặc dù ông không phải là người quê ở đây nhưng là người có công rất lớn đối với Quảng Bình nên được nhân dân mến mộ, xếp vào danh nhân tiêu biểu của Quảng Bình

---------- Post added at 08:04 PM ---------- Previous post was at 07:44 PM ----------

Nguyễn Hữu Dật (1604–1681)

Là đại công thần của chúa Nguyễn ở Đàng Trong thời Trịnh Nguyễn phân tranh. Ông là người có công phò tá nhiều đời cho chúa Nguyễn, đánh thắng nhiều cuộc nam tiến của chúa Trịnh, giữ vững lãnh thổ Đàng Trong, được phong chức Chiêu Vũ hầu. Nguyễn Hữu Dật quê ở Gia Miêu, huyện Tống Sơn (Hà Trung, Thanh Hoá), làm quan giúp chúa Sãi (Nguyễn Phúc Nguyên) từ năm 16 tuổi, sau trở thành vị tướng xuất sắc có nhiều mưu lược. Ông nhiều lần chỉ đạo nghĩa quân đánh quân Trịnh và liên tiếp dành được nhiều thắng lợi.
Năm 1631, ông theo Đào Duy Từ đắp lũy Nhật Lệ, tục gọi là Lũy Thày, một chiến lũy quan trọng giúp quân Nguyễn, vốn có lực lượng mỏng hơn, cầm cự được với quân Trịnh trong các cuộc giao tranh. Năm 1635, Đào Duy Từ mất, Nguyễn Hữu Dật tiếp tục trùng tu Lũy Thày và Lũy Trường Dục. Ông tiếp tục xây dựng thêm Lũy Động Cát (tức Lũy Trường Sa) để củng cố tuyến phòng thủ.
Năm 1661, ông được cử làm Trấn thủ Bố Chính (Quảng Bình), là trụ cột của các chúa Sãi, chúa Thượng và chúa Hiền. Khi mất, ông được truy tặng tước Quận công, xếp hạng công thần, thờ ở Võ Miếu.

Nguyễn Hữu Dật có tài văn chương, có lần bị chúa Nguyễn nghi ngờ hạ ngục, ông viết truyện "Hoa Vân Cảo thị" tỏ lòng trung. Truyện kể Hoa Vân, tướng của Chu Nguyên Chương tử tiết để trọn nghĩa với chủ. Vợ là Cảo thị cũng trầm mình. Truyện này sau được chuyển thành tuồng gọi là "Huệ Vân Hữu Lượng" và "Hoa Vân diễn ca". Nguyễn Hữu Dật còn viết tập "Minh sơ anh liệt chí".

Năm 1681, Nguyễn Hữu Dật mất tại đạo Lưu Đồn, thọ 78 tuổi. Chúa Nguyễn thương tiếc truy tặng ông là Chiêu quận công, thuỵ là Cần Tiết. Nguyễn Hữu Dật là người có công lớn đối với Quảng Bình, được nhân dân Quảng Bình tin yêu, cảm động đức độ của ông, gọi ông là Phật Bồ Tát, lập đền thờ ở Xóm Bến, Vạn Xuân (huyện Phong Lộc), gọi là đền Tĩnh Quốc công.

Hai con của ông: Nguyễn Hữu Kính là danh tướng mở đất Gia Định và Nguyễn Hữu Hào, tác giả truyện thơ Song Tinh bất dạ (thường gọi là Truyện Song Tinh).




Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh (1650 - 1700) với địa danh Quảng Bình


Chân dung LTH Nguyễn Hữu Cảnh
Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh là một vị tướng quốc, một bậc công thần đời chúa Nguyễn Phúc Chu (Hiến Tông Hiếu Minh Hoàng đế (1691-1725 ), sinh quán Quảng Bình, có quê gốc từ Tiền tổ ở Gia Viễn Ninh Bình.
Ông nội của Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh là quan tham chiến Triều Văn Hầu Nguyễn Triều Văn, vì bất mãn với chúa Trịnh tiếm quyền vua Lê, nên theo phò chúa Nguyễn vào Đàng trong. Bước dừng chân đầu tiên của dòng Nguyễn Hữu vào năm 1609 do Triều Văn Hầu định hướng là đất Quảng Bình. Khi ấy người con trai thứ năm của Triều Văn Hầu là Chiêu Vũ Hầu Nguyễn Hữu Dật mới được 6 tuổi. Ông Dật sau này là cha của Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh.

Đến lượt Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh được sinh vào năm 1650 tại Phước Long, xã Chương Tín, huyện Phong Lộc, tỉnh Quảng Bình.

Quê hương Quảng Bình đứng vào vị trí trung tâm của Tổ quốc - là một địa linh đã nung đúc nên nhiều anh tài nhân kiệt cho đất nước. Về thiên nhiên thì Quảng Bình cũng là một địa danh nổi tiếng có nhiều thắng cảnh độc đáo. Địa linh ấy, phong cảnh ấy đã tác động mạnh vào trí não Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh từ lúc mới chào đời. Càng lớn, quê hương Quảng Bình càng gắn chặt vào tâm hồn ông với lòng mến yêu, quyến luyến chân thành.

Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh sinh trưởng trong tình huống nước nhà đang nạn Trịnh Nguyễn phân tranh, Ông lại thuộc dòng dõi danh tướng nhà chúa Nguyễn, nên sớm trở thành người tài giỏi, võ nghệ siêu quần. Từng là sư tổ của môn võ, danh hiệu "Bạch hổ sơn quân phái’’ được nhiều người kính phục. Được chúa trọng dụng ban tước Lễ Thành Hầu và cử giữ chức Cai Cơ.

Năm Nhâm Thân (1692) Chúa phái Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh làm Thống Binh an định bờ cõi. Tại vùng ven biển, trải hai năm liền Ông đã tích cực phấn đấu gặt hái được nhiều kết quả khả quan và nhất là để lại nhiều dấu ấn nhân hậu:

- Ổn định phủ Bình Thuận

- Hòa đồng sắc tộc Chăm - Việt

- Cải cách hài hòa nền văn hóa hợp chúng...

Qua thành tích trên, Ông được thăng chức Chưởng cơ, làm Trấn phủ dinh Bình Khương (Khánh Hòa ngày nay).

Xuân Mậu Dần 1698, Chúa lại cử ông làm Thống suất kinh lược xứ Đồng Nai (gồm cả Sài Côn Bến Nghé).

Thuở ấy Ông cho đóng đại bản doanh tại Cù Lao Phố còn gọi là Đông Phố (Đồng Nai). Ngoài mỏm đất này ra chung quanh toàn là rừng núi âm u: phần đất đai hoang hóa đầy hiểm trở, sông rạch thì chằng chịt, gai góc ngút ngàn, đầy rẫy hang ổ của các loài mãnh thú, ác ngư...

"...Đồng Nai địa thế hãi hùng
Dưới sông sấu lội, trên giồng cọp um...’’

Phần nhân chủng tuy gồm các sắc tộc: Khơme, Chăm, Việt, Hoa...nhưng lại quá ít ỏi vắng vẻ, đời sống sinh hoạt còn quá thô sơ nghèo nàn. Với ý chí quả cảm và lòng yêu nước thương dân, Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh kiên quyết vượt gian nguy, vạch ra kế sách cấp thiết cùng quân dân gấp rút liên tiếp thi hành:

- Khai hoang mở cõi

- Dàn xếp biên cương

- Bảo vệ chủng dân và vùng đất mới

- Thiết lập cơ sở hành chính thôn xã có quy củ

- Lập phủ Gia Định và chính thức cho sát nhập vào bản đồ Đại Việt

- Đề xuất công trình chiêu mộ lưu dân và khuyến nông

Tận tâm tận lực trong vòng chưa đầy một năm, Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh đã thành công rực rỡ trước mọi phương án do ông đề ra. Riêng công trình di dân đã được đa số dân chúng miền Phú Xuân Ngũ Quảng hưởng ứng, nhất là nhân dân vùng Bố Chánh Quảng Bình đã sốt sắng đáp lời kêu gọi của bậc lãnh tướng đồng hương mà họ hằng kính yêu, nên đã hăng hái rủ nhau vào Đồng Nai lập nghiệp rất đông - Điển hình bằng cả những câu ca dao thời ấy, ví dụ:

"Làm trai cho đáng nên trai
Phú Xuân cũng trải Đồng Nai cũng từng"

Chốn rừng rậm đầm lầy quanh vùng Đồng Nai Bến Nghé đã nhanh chóng trở thành phủ Gia Định rộng lớn, đầy sinh khí..., mà Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh đã là vị Thống suất kinh lược có công đầu trong lớp người khai sơn ra phủ Gia Định, là ân nhân mở đường đưa dân chúng đến cuộc sống hạnh phúc ấm no tại vùng đất mới này:

"Nghĩa nhân chủng hằng tâm đắp xây Đại Việt,
Ơn biển trời lao khó gầy dựng Đồng Nai"

Không những ông là vị tướng khai biên xuất, nhà chính trị tài giỏi mà còn là người giàu đức tính, đầy lòng nhân hậu, và có một tâm hồn thuần phác ’’Uống nước nhớ nguồn", với lòng yêu, quê hương Tổ Quốc thiết tha. Đặc biệt, Ông đặt nặng tình lưu luyến chân thành với sinh quán Quảng Bình của ông. Như ta thấy, Ông đã chắt chiu đem từng tên của hai huyện Phước Long Tân Bình ở tận Quảng Bình vào đặt tên cho vùng đất mới khai hóa này, mà đến nay phần lớn vẫn còn. Trước hết là hai huyện Phước Long (vùng Đồng Nai) và Tân Bình (vùng Sài Côn Bến Nghé). Rồi còn biết bao thôn xã khóm ấp được mang tên Bình hoặc Tân như: Bình Dương, Bình Đông, Bình Tây, Bình Tiên, Bình Trị, Bình Long, Bình Quới, Bình Hòa, Bình Điền, Bình Phước, ...Tân Định, Tân Hưng, Tân Khai, Tân Thuận, Tân Mỹ, Tân Phước, Tân Thạnh...

Do công nghiệp ấy, ân đức ấy, Ông đã được nhân dân trong vùng kính trọng, họ tỏ lòng tôn kính uy danh ông, không dám gọi tên húy luôn cả hai tên Kính và Cảnh mà chỉ tôn xưng bằng chức tước của ông là Quan Chương Cơ, quan Thống Suất và tôn quý gọi là Lễ Công, Đức Ông.

Hai năm sau, Triều đình tái cử ông đi dẹp yên biên cương với chức Thống binh. Lần này, ông cũng dùng chính sách ôn hòa, đem nhân tâm thu phục lòng người là chính.

Công cuộc an định biên cương mau chóng hoàn tất, Ông hạ lệnh dong thuyền xuôi dòng Cửu Long về Dinh Trấn. Nhưng khi về đến ngã ba Tiền Giang - Rạch Gầm (tục còn gọi quãng này là Sầm Giang) Ông bỗng bị bệnh mất đột ngột! Khi ấy nhằm ngày 9-5 Canh Thìn (1700). Quan quân bàng hoàng xao động, âm thầm đưa linh cữu của ông về đình cữu và huyền táng cạnh dinh Trấn Biên Đồng Nai, thuộc thôn Bình Hoành, Cù Lao Phố.

Được tin dữ bất ngờ, dân chúng xúc động thương tiếc; truyền rằng rất nhiều người vừa nghe xong đã bật khóc như chính người thân của họ mới qua đời vậy.

Triều đình cũng sửng sốt u buồn. Chúa Nguyễn Phúc Chu xót xa ban sắc truy tặng Hiệp Tán Công Thần, đặc tấn Chưởng dinh Tráng Hoàn Hầu (Vĩnh An Hầu) thụy là Trung Cần.

Truyền rằng sau đó linh hài của ông đã được cải về an táng tại Thác Ro thuộc huyện Lệ Thủy, Quảng Bình. Nơi này mới đây được hậu duệ 10 đời của ông đã tìm ra mộ và tấm bia khắc tên Ông bằng chữ Hán, được dịch là (mặt trước) Vĩnh An Hầu Nguyễn Hữu Kính (Cảnh) chi mộ, (mặt sau) ghi: Bảo Đại năm thứ 5 ngày 16, hậu duệ là Viện trưởng Cơ mật Đại thần Thái tử Thái phó Hiển đại học sĩ Phước Môn Bá Nguyễn Hữu Bài cùng con Hữu Giải và nữ thị Dương cung kính dựng bia. Nghiêm cẩn ghi lại.

Xét ra mộ chí của Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh ở Thác Ro, Quảng Bình đã rất đúng hướng địa lý đặt mộ của tiền nhân dòng Nguyễn Hữu đã chọn và truyền lại:

- Thượng Yên Mã = phía trước giáp núi Yên Mã

- Hạ Đùng Đùng = phía dưới gần phá Hạc Hải

- Trung trung nhất huyệt = khoảng trung tâm là nơi an táng được

Nhưng ở Cù Lao Phố xưa nay vẫn có lăng mộ của Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh. Phải chăng tiền nhân khi xưa vừa làm công việc cải táng linh hài ông về Quảng Bình, vừa đắp lại như cũ mộ huyền táng của Ông ở Cù Lao Phố để trấn an lòng sùng kính của nhân dân vùng Đồng Nai. Ngoài ra, Thượng Đẳng Thần Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh còn có một ngôi mộ vọng nữa ở xã Điện Thắng, Điện Bàn, Quảng Nam.

Thuở ấy, sau khi ông mất, nhân dân khắp nơi lập Đền, Miếu thờ phụng, cùng những liễn đối hoành phi..., ghi ơn Đức Ông Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh.

Ngoài đền Vĩnh Yên ở Quảng Bình, đền Binh Kính ở Biên Hòa (Đồng Nai), còn suốt miền đồng bằng sông Cửu Long, nhưng địa phương nào trước đã từng được đón tiếp ông hay những

Lăng mộ Nguyễn Hữu Cảnh tại Thác Ro, Lệ Thủy, Quảng Bình

nơi ông đóng doanh trại đều có đền thờ như: Cù Lao Tiêu Mộc (sau đổi là Cù Lao Ông Chưởng), Long Điền, Kiến An, Vĩnh Ngươn, Châu Đốc, Rạch Gầm, Thới An, Bình Mỹ, Mỹ Đức, Cù Lao Phố... Đâu đâu ông cũng được sắc phong Thượng đẳng thần. Không những người Việt tôn thờ ông, mà người Trung Hoa cũng tỏ lòng ngưỡng mộ đặt bài vị thờ Ông tại đền Minh Hương Chợ Lớn. Thậm chí người Chân Lạp cũng kính phục uy danh Ông, họ lập miếu thờ ở đầu chợ Nam Vinh (Nam Vang) thờ Đương Cảnh Thành Hoàng Nguyễn Hữu Cảnh.

Phía triều đình các vua chúa nối ngôi sau này đều có ban sắc phong tước hiệu truy tặng cố công thần Nguyễn Hữu Cảnh. Dân ta vốn là một dân tộc có truyền thống uống nước nhớ nguồn, cho nên trải qua hàng bao thế hệ, cho dù các nhà cầm quyền thuộc thể chế nào, thời gian nào.. và cho đến tận ngày nay cũng đều muốn tỏ lòng ghi khắc công ơn Người góp công mở cõi Nguyễn Hữu Cảnh, bằng mọi hình thức và ở mọi địa phương:

- Sửa đền, mộ cùng sự chiêm bái hàng năm,

- Lấy tên và chức tước của Chưởng Cơ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh mà đặt tên cho trường học, đường phố, khóm ấp, dòng sông như: Cù Lao Ông Chưởng, Làng Ông Chưởng, trường trung học Chưởng Binh Lễ.

- Và mới đây nhất (1998) TPHCM và Đồng Nai, An Giang đều liên tiếp long trọng mở hội thảo chuyên đề Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh và tưng bừng làm lễ đón mừng 300 năm (1898-1998) thành lập Sài Gòn Gia Định gắn liền với tên tuổi của Ông.

- Phát hành bộ tem in hình Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh

- Một trường Trung học Kĩ thuật nghiệp vụ mới mở thuộc quận 7, TPHCM cũng lấy tên Nguyễn Hữu Cảnh.

Quả thật, công đức và nhân cách của Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh đã đi sâu vào lòng dân, và hẳn là uy danh của Người sẽ mãi mãi còn được lưu truyền hậu thế. Xin trích một câu đối trong hàng trăm liễn đối treo thờ Ông ở khắp các đền miếu:

Phiên âm:

Công cao vạn đại lê dân hàm cảm thính Nam Châu
Đức trọng thiên thu hộ quốc an khang khai biên thổ

Dịch:

Công cao muôn thuở, toàn dân vọng tưởng đất miền Nam
Đức nặng ngàn thu, cả nước vui trông trời giới cảnh

Vừa qua, nhân dân tỉnh Quảng Bình đã xây dựng khu lăng mộ của Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh tại Thác Ro, Lệ Thủy.



Nguyễn Hàm Ninh (1808 - 1867)



Khu mộ Nguyễn Hàm Ninh ở Quảng Lưu - Quảng Trạch - Quảng Bình
Ông tự là Thuận Chi, hiệu là Tĩnh Trai, người làng Phù Hoá, sau dời đến làng Trung Thuần xã Quảng Lưu, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Ông sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, được người cô nuôi cho ăn học. Năm Kỉ Sửu (1829) đỗ Tú tài đến năm Tân Mão (1831) đỗ thủ khoa kì thi Hương, được bổ Tri huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) năm 23 tuổi, quen thân với Cao Bá Quát, ông nhiều lần bị thăng giáng, đang làm Quốc học độc thư bị gièm pha phải thôi việc; đang làm Chủ sự phủ Tôn nhân bị cách chức; đang làm Án sát Khánh Hòa, bị thuyền buôn bắt chở sang Trung Quốc nên khi về lại bị triều đình cách chức, rồi bị đưa ra Đà Nẵng. Sau đó, ông được phục chức cũ, được cử làm trước tác ở Viện Hàn Lâm, nhưng một lần nữa lại bị cách chức.

Nguyễn Hàm Ninh nổi tiếng hay chữ. Ông là bạn xướng hoạ của Cao Bá Quát. Ông là tác giả của các tập thơ "Tĩnh Trai thi tập", "Tĩnh trai văn tập" (chữ Hán), một bài văn tứ lục Phản thúc ước và một số bài thơ, ca trù (chữ Nôm). Bài văn Nôm Phản thúc ước là bài văn được đọc trong lễ tế thần theo tục lệ hằng năm ở nông thôn. Thông thường các văn tế thường khuyên dân làng sống an phận, nhẫn nhục chịu đựng những bất công trong xã hội, còn Phản thúc ước chống lại điều đó, công kích rất mạnh bọn cường hào, vạch trần những ung nhọt của xã hội.


Hoàng Kế Viêm (1820 - 1909)


Hậu duệ của Hoàng Kế Viêm bên lăng mộ ông được xây dựng từ năm 1909 tại Văn La - huyện Quảng Ninh - Quảng Bình
Ông còn gọi là Hoàng Tá Viêm, quê ở làng Văn La, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, nhưng sinh ở Khánh Hoà là nơi cha ông làm quan.
Sau khi đỗ cử nhân (1843), ông ra làm quan qua nhiều đời vua triều Nguyễn. Năm 1870, ông cầm quân đánh dẹp các toán phỉ trên vùng biên giới phía Bắc, thu phục được tướng Cờ đen Lưu Vĩnh Phúc.
Khi thực dân Pháp sang xâm lược nước ta, ông đứng về "Phe chủ chiến" do Thượng thư Tôn Thất Thuyết đứng đầu. Năm 1873, đại úy hải quân Pháp Francis Garnier đem quân theo sông Hồng lên chiếm thành Hà Nội và chuẩn bị đánh các tỉnh khác ở đồng bằng sông Hồng. Triều đình sai Hoàng Kế Viêm tập hợp quân phòng thủ ở các nơi. Ông cùng lực lượng của mình phối hợp với quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc đến phục kích ở Cầu Giấy (Hà Nội) và dành được thắng lợi lớn.

Năm 1883, đến lượt đại tá hải quân Pháp Henri Rivière đánh và chiếm được thành Hà Nội, song cũng lại bị quân của Hoàng Kế Viêm và Lưu Vĩnh Phúc giết chết ở Cầu Giấy ngày 19 tháng 5 năm 1883.

Sau khi kí với Pháp hiệp ước Hacmăng (Hamland) (25-8-1883), triều đình Huế ra lệnh cho Hoàng Kế Viêm lúc đó đang đóng ở Sơn Tây rút quân về Kinh, nhưng Hoàng Kế Viêm không tuân lệnh. Sau khi hai thành Sơn Tây và Hưng Hóa thất thủ, ông buộc phải về Huế chờ lệnh. Giặc Pháp và phong kiến đầu hàng đã phong ông nhiều chức lớn hòng mua chuộc, dụ dỗ ông, lợi dụng uy tín của ông trong việc phái ông ra Quảng Bình kêu gọi, phủ dụ dân chúng, nhưng chúng đã thất bại. Năm 1884, ông được phong làm Thái tử Thiếu bảo, Cơ mật viên Đại thần. Năm 1887, ông nghỉ hưu, về quê sống đến khi mất. Ông là tác giả của một số tác phẩm có giá trị về văn học, lịch sử.

Sư bảo Nguyễn Đăng Tuân với chín đạo thường dạy Vua an dân trị quốc

Nguyễn Đăng Tuân quê ở làng Phù Chánh, huyện Lệ Thủy là một làng nghèo ven biển bãi ngang, trải dài theo đường thiên lý Bắc Nam dựa lưng vào một đụn cát có tên là Bạch Sơn (theo thuyết phong thủy thì dải Bạch Sơn ''núi trắng'' này giống hình một bầy voi chầu về Phù Chánh, một con chầu về xóm Phù Lưu, một con chầu về xóm Trầm Cát, một con chầu về xóm Phát Lát), bốn con voi làm thành một đàn voi đời đời trấn ngự, giữ gìn tinh hoa của làng xóm nơi đây, vun đắp sự sinh tồn và phát nên nhiều trang tuấn kiệt.
Trong năm anh em cùng làm quan thời triều Nguyễn (Nguyễn Đăng Tuân, Nguyễn Đăng Giai, Nguyễn Đăng Hành, Nguyễn Đăng Cù, Nguyễn Đăng Cư) thì Nguyễn Đăng Tuân là người được lịch sử ghi nhận những tư tưởng tiến bộ trong việc giúp Vua trị nước, yên dân.

Vua Thiệu Trị là con trai đầu của Minh Mạng do bà Thuận Đức Nhân Hoàng hậu Hồ Thị Hoa sinh ra. Minh Mạng muốn Hoàng tử sớm nối nghiệp mình, sớm trưởng thành nên đã ban truyền tuyển người về giảng tập lễ phép cho Hoàng tử và các Công chúa. Nguyễn Đăng Tuân vốn là một công thần hay chữ, thông nghĩa lý, làm quan được dân tin mến đã lọt vào mắt rồng. Khi ông đang giữ chức Tri huyện Ngọc Sơn liền được Vua ban chỉ triệu về Kinh làm Thị giảng ở cung Chấn hành. Sau một thời gian trực tiếp việc sách đèn giảng học đã làm cho ông có nhiều suy nghĩ những phiến diện của đạo học thời ấy. Bởi thế đã có lần Nguyễn Đăng Tuân mạnh dạn tâu lên Vua Minh Mạng những suy nghĩ của mình: ''Các Hoàng tử ở nhà tập thiện, lúc tiến, lúc dừng phần nhiều chưa hợp lẽ, nếu chỉ giảng tập lễ phép thường thôi, sợ khó nên người có đức. Xin cho thêm chước khuôn phép giảng học...''.

Lời tâu của Nguyễn Đăng Tuân thấu tình, đạt lý đã làm cho Vua thấu rõ ruột gan càng khâm phục người dưới trướng mình nên tỏ ý nghe theo. Năm Minh Mạng thứ 14, những nghị định điều lệ về đạo đức do Nguyễn Đăng Tuân soạn thảo chu đáo, rõ ràng, đúng đắn đem dâng lên, bèn được Vua phê chuẩn. Ông được phong hàm Thượng Thư vào năm 1833.

Khi tuổi đã già, Nguyễn Đăng Tuân tâu xin lưu chức trở về quê dưỡng lão. Ngày vua Minh Mạng băng hà, Thiệu Trị lên ngôi Vua, Ông vào Kịnh viếng, được Vua giữ lại để bổ hàm Thượng Thư Bộ Lễ. Biết mình tuổi cao, sức yếu nên Ông khẩn thiết xin từ. Tuy thế, từ lòng tin ấy, ông lại làm biểu dâng lên Vua tỏ lòng tạ ân sâu và xin góp những thiện kiến của nghĩa Vua Tôi. Vừa là tình thầy trò, vừa là đạo thần dân từng ăn lộc Nước. Biểu dâng Ông nêu rõ: ''Chỉ xin rộng một đạo hiếu để ban ra luân thường, rõ Chín đạo thường mà lập đạo trị quốc...''. Ông xin ghi rõ chín Đạo thường. Đó là:
1- Sửa mình.
2- Thân yên trăm họ.
3- Tôn trọng người hiền.
4- Kính trọng đại thần.
5- Thể tất quân thần.
6- Thương yêu muôn dân.
7- Khuyên lơn trăm họ
8- Phủ ủy người phương xa
9- Bao dung nước chư hầu.

Sau khi vua Thiệu Trị đọc sớ dâng, ngẫm nghĩ kỹ Chín đạo thường, liền ra lời khen: ''Mấy lời này rạng rỡ hơn 2 đạo Sớ... Tiên sinh đã chống gậy vào viếng tang, cảm kính do tự trong lòng, dâng bài biểu tạ để làm khuôn mẫu, lòng thành thực càng nhiều, lấy đấy mà bàn, hai họ Sớ không bằng''.

Với Nguyễn Đăng Tuân trước là nghĩa vua tôi, sau là tình thầy trò, bởi vậy suốt thời gian trị nước, Thiệu Trị luôn lấy chín đạo thường ấy để soi sáng cho mình lo việc yên dân vững bề trị quốc.

Đạo làm quan của Nguyễn Đăng Tuân như là một tấm gương sáng để con cháu soi chung và muôn dân kính nể. Càng kính nể hơn khi Ông về già Vua ban sắc phong cho Ông, Ông lại từ chối dâng sớ luận đạo đời: ''Thần nghe nói người đời xưa nói rằng, phàm việc gì cũng nên để đức có thừa không hết về sau, làm quan nên lấy thanh bạch mà để cho con cháu... '' Ông đã từ chối hết những gì Vua ban thưởng ''Thần chỉ xin kính lĩnh một kỳ để được vinh hạnh về của Vua ban cho mà tỏ rõ đạo Khuyến trung, Khuyến hiếu của Hoàng Thượng.. '' ''Xin chiếu theo chí của Thần, chuẩn cho đình, miễn ''.

Phụng sự ba đời Vua (Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị) ông Nguyễn Đăng Tuân thọ 73 tuổi. Sau khi mất, Triều đình truy tặng Ông danh hiệu là Thiếu Sư, tên thụy là Văn Chính, cho khắc thơ Vua tặng lên đá và dựng bia ở nơi làng quê đặt trong Nhà thờ thờ Ông. Mãi về sau dân vùng Phù Chánh khi truyền tụng về Ông, về quê hương mình đã có một bài ca:

Hậu làng Đại Hải Bạch Sơn
Tiền làng Đại Lộ thông thương trong ngoài
Giữa làng Tâm tượng bất sai
Thiên thu tùng Quốc nào ai dám bì...

Một đời làm quan đại triều, làm Sư bảo hết lòng phụng sự cho Vua cả trọng, dân kính nể như ông Nguyễn Đăng Tuân, quả là người sống xứng đáng làm đẹp cho dòng tộc, cho đất quê vạn đời sau thần tiếng.




Nguyễn Phạm Tuân (1842-1897)

Tự là Tử Trai, sau cải lại Dưỡng Tăng, hiệu là Minh Phong ở làng Kiên Bính, tổng Võ Xá, phủ Quảng Ninh (nay là Thành phố Đồng Hới) trong một gia đình Nho học, nhiều đời cha con cùng thi đỗ đồng khoa, nhiều đời là công thần nhà Lê.
Vốn xưa là họ Phạm, chính quê ở thôn Vân Thượng, xã Lực Canh, tổng Xuân Canh, huyện Đông Anh, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Vì phạm tội phải trốn tránh vào Thuận Hóa đổi ra họ Nguyễn để khỏi bị truy lùng. Ông là người giàu lòng yêu nước, thương dân, xót xa trước cảnh triều đình hết nhượng bộ Pháp đến cầu cứu Mãn Thanh, đau lòng trong cảnh giặc ngoài xâm lược mà bên trong vua chúa, phe phái tranh giành nhau quyền lực. Lòng yêu nước đã giục giã ông hòa mình cùng với nhân dân, với các tầng lớp sĩ phu đứng ra chiêu mộ nghĩa quân, tập hợp binh lính lên vùng Tuyên Hóa, tìm gặp vua Hàm Nghi, xin đi theo đánh Pháp.

Năm 1885, hưởng ứng chiếu Cần Vương, ông mộ binh khởi nghĩa chống Pháp, được vua Hàm Nghi phong chức Tán tương quân vụ quân thứ Quảng Bình.

Năm 1886, Tôn Thất Thuyết và Trần Xuân Soạn sang Trung Quốc cầu viện, đã trao toàn quyền quân đội và nội chính cho Nguyễn Phạm Tuân với chức Thượng tướng cùng Đề đốc Lê Trực và hai con trai của Tôn Thất Thuyết phò vua Hàm Nghi chống Pháp. Ông lập căn cứ ở vùng Tuyên Hóa, nghĩa quân của ông chiến đấu rất dũng cảm và đã lập được nhiều chiến công, có lần đã đột nhập thành Quảng Bình giết Bố chánh Nguyễn Đình Dương tại Đồng Hới.

Đầu năm 1887, quân Pháp do tên đại uý Mutô (Mouteaux) cầm đầu, tổ chức hai đội biệt kích đánh vào căn cứ Yên Lương. Ông chống cự lại rất quyết liệt, nhưng bị trúng đạn ở ngực, rồi bị giặc bắt giải về đồn Minh Cầm. Giặc tìm mọi cách mua chuộc để tìm chỗ ở của vua Hàm Nghi, nhưng trước sau ông không chịu khai. Chúng tổ chức ca hát, lại cho thầy thuốc đến chữa vết thương, nhưng ông không cho băng bó, phun thuốc vào mặt chúng. Ông không hề sợ hãi, tỏ ra khí phách hiên ngang làm cho quan quân Pháp hết sức kinh sợ, không dám đụng đến thân thể và xúc phạm danh dự của ông.

Năm 1897, Ông dũng cảm tự vẫn. Tên quan ba Mu - tô giận giữ, điên tiết sai lính quẳng xác ông xuống sông. Nhưng một nghĩa quân đã tìm vớt xác ông lên và đem mai táng trên núi Yên Phong.

---------- Post added at 08:08 PM ---------- Previous post was at 08:04 PM ----------

Huỳnh Côn (1850 - 1925)

Huỳnh Côn (còn gọi là Hoàng Côn) quê ở làng Trung Bính thuộc tổng Võ Xá, Phủ Quảng Ninh, nay thuộc xã Bảo Ninh, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
Cụ thân sinh Huỳnh Côn là một nhà nho nghèo, đậu tú tài nhưng không chịu làm quan, ở nhà làm thuốc trị bệnh giúp dân. Hồi nhỏ, Huỳnh Côn học với cụ, đến năm lên 11 tuổi, ông cụ mời thầy về dạy riêng. Cùng với Huỳnh Côn có Nguyễn Phạm Tuân, Trần Khắc Tuấn đều là những người học trò có tiếng học giỏi thời đó.

Năm 1867, ông thi hương đậu tú tài. Năm sau, 1868 có ân khoa, ông thi tiếp, đậu cử nhân. Và đến năm Đinh Sửu, Tự Đức thứ 29 (1887) thi đậu Phó Bảng.

Ông đã từng làm quan ở nhiều địa phương, nhiều tỉnh hạt và ở các Bộ Lễ, Bộ Hình rồi làm Phụ chánh đại thần giúp vua Duy Tân in ấn sách vở.

Về sự nghiệp văn chương, ông để lại rất nhiều câu đối, một tập thơ Nôm gọi là "Hà Nguyên Thi Khảo" và nhiều bài thơ đăng trên báo Nam Phong từ 1914 đến 1925.

Khi còn làm Phụ chánh, ông đã soạn thảo tập ’’Chiêm Thành Khảo’’ dùng làm giáo trình giảng văn sách cho vua Duy Tân. Ông đã dày công sưu tầm danh sách khoa bảng trong tỉnh Quảng Bình, soạn thành bộ "Quảng Bình khoa học" gồm hai tập ghi chép rõ các phàm 1ệ, điều lệ thi cử, địa điểm khoa thi, Ban giám khảo, số người dự thi mỗi khoa, số người trúng tuyển từ Gia Long thứ 12 (năm 1813) đến Duy Tân thứ 4 (1910).



Đoàn Đức Mậu (1855 - 1897)

Đoàn Đức Mậu (có tài liệu ghi là Đoàn Chí Tuân) hiệu là Bạch Xỉ, người làng Hoà Minh, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Ông học giỏi nhưng không đi thi. Năm 1885, hưởng ứng chiếu Cần vương của Hàm Nghi, ông đến sơn phòng tỉnh Hà Tĩnh đón xa giá, rồi về quê mộ quân chống Pháp, lập căn cứ ở vùng núi miền Nam Quảng Bình.

Phong trào chống Pháp ở Quảng Bình bị thất bại, nghĩa quân tan vỡ, ông bỏ ra Hà Tĩnh hoạt động ở vùng rừng núi Vụ Quang, Đại Hàm (Hương Khê), vùng căn cứ địa của nghĩa quân Phan Đình Phùng. Ông tự xưng Hoàng đế, hay dg tà thuật, mê tín để tuyên truyền trong nhân dân. Ông lợi dụng câu sấm của Trạng Trình ’’Bạch Xỉ sinh, thiên hạ bình’’ (Bạch Xỉ ra đời thì thiên hạ thái bình) và câu thơ truyền miệng : ’’Một lũ thầy tăng (thằng Tây) ra trị nước, cố ông Bạch Xỉ mời nên đời’’, để vận động nhân dân chống Pháp. Nhưng một số sĩ phu, nhất là Phan Đình Phùng không tán thành, cho đó là tà đạo. Vì vậy, ông chiến đấu đơn độc và bị bắt năm 1896 trong một làng gần núi Đại Hàm. Bị giam ở nhà lao Vinh, ông không chịu khuất phục và chết tại ngục năm 1897.



Lưu Trọng Lư (1911 - 1991)


Chân dung Lưu Trọng Lư
Ông quê ở Cao Lao Hạ, nay là Hạ Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, sinh trưởng trong một gia đình Nho học.
Thuở nhỏ, ông học tại quê nhà, sau vào Huế học và ra Hà Nội học trung học. Vì có lòng yêu nghệ thuật, ông thôi học để viết văn, làm báo. Lưu Trọng Lư sớm nổi tiếng trong lĩnh vực thi ca. Từ năm 1932, những bài thơ cũng như các bài tiểu luận, tranh luận, diễn thuyết của ông đã góp thêm phần khẳng định vị trí của ’’Thơ mới’’. Năm 1933, Lưu Trọng Lư ra tập thơ truyện đầu tay "Người sơn nhân", nhưng phải tới tập "Tiếng thu" mới nổi tiếng trên thi đàn. Sau đó, ông còn cho ra mắt bạn đọc một số tập truyện ngắn.

Sau Cách mạng tháng Tám 1945, ông tham gia Hội Văn hóa cứu quốc ở Huế và kháng chiến chống Pháp với tư cách cán bộ văn nghệ - tuyên truyền ở Bình Trị Thiên và Liên khu IV.

Từ một ngòi bút lãng mạn trong kháng chiến, thơ văn của ông thấm đượm cuộc sống của nhân dân lao động như trong các tập "O đi tiếp tế", "Ngò cải đơm hoa", "Chiến khu Thừa Thiên"...

Hòa bình lập lại, ông cộng tác ở Bộ Văn hoá và một thời gian dài giữ chức Tổng Thư kí Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam. Hoạt động nghệ thuật đều đặn của ông từ 1954 chủ yếu trên hai lĩnh vực sân khấu và thơ ca. Sau tập thơ "Toả sáng đôi bờ" (1959), thời gian chống Mỹ ông viết "Người con gái sông Gianh" (1966); "Từ đất này" (1971); "Mùa thu lớn" (1978).

Lưu Trọng Lư viết nhiều vở kịch thơ như Hồng Gấm (1973), Tuổi hai mươi (1974). Tính chất trữ tình trong sánh là vẻ đẹp của nghệ thuật thơ Lưu Trọng Lư.


Thi nhân Hàn Mặc Tử


Chân dung Hàn Mặc Tử
Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ngày 22-09-1912 tại làng Lệ Mỹ, thị xã Đồng Hới (nay là phường Đồng Mỹ, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình).
Tổ tiên vốn họ Phạm, gốc ở Thanh Hoá. Ông cố tên là Phạm Chương, do có liên quan về quốc sự, gia đình bị truy nã nên người con là Phạm Bồi phải trốn vào Thừa Thiên rồi đổi họ Nguyễn và lập nghiệp tại làng Thanh Tân, huyện Phong Điền, cách Huế chừng 30 cây số về phía Bắc.
Ông Nguyễn Văn Toản, thân sinh Hàn Mặc Tử là con trưởng của cụ Phạm Bồi. Lúc sinh Hàn Mặc Tử ông Nguyễn Văn Toản đang làm Chủ sự Sở Thương Chánh Nhật Lệ - Đồng Hới. Lớn lên, Hàn Mặc Tử theo cụ thân sinh đi nhiều nơi và theo học ở các trường Tiểu học Sa Kỳ (1920), Quy Nhơn, Bồng Sơn (1921-1923), Sa Kỳ (1924)... đến năm 1926, cụ thân sinh của Hàn Mặc Tử bị bệnh và mất ở Huế, Hàn Mặc Tử được mẹ cho học tiếp ở trường Pellevin - Huế. Năm 1930, Hàn Mặc Tử mới thôi học theo mẹ vào Quy Nhơn.

Hàn Mặc Tử có tất cả 6 anh chị em, trong đó người anh cả tên là Nguyễn Bá Nhân, hiệu Mộng Châu là một nhà thơ Đường luật. Cũng chính nhờ người anh cả mà đường học vấn của Hàn Mặc Tử không bị dở dang sau khi cha anh qua đời và cũng chính người anh đã dìu dắt Hàn Mặc Tử bước vào làng thơ.

Năm 15 tuổi đã làm thơ và bắt đầu nổi tiếng trên thi đàn, Hàn Mặc Tử đã họa lại thơ của Mộng Châu. Lúc họa thơ, ký là Minh Duệ Thị, sau đổi là Phong Trần, rồi đổi là Lệ Thanh (Lệ là chữ đầu của sinh quán làng Lệ Mỹ - Đồng Hới, còn Thanh là chữ đầu của chánh quán Thanh Tân - Phong Điền - Huế). Sau đó lại đổi là Hàn Mạc Tử và cuối cùng mới lấy hiệu là Hàn Mặc Tử.

Từ năm 1934, Hàn Mặc Tử làm báo ở Sài Gòn. Năm 1936, Hàn Mặc Tử cho xuất bản tập ’’Gái quê’’ lừng danh và đây cũng chính là lúc anh phát hiện mình bị bệnh hủi. Một ’’fan’’ nữ mới 22 tuổi tên là Mai Đình do quá hâm mộ thi sĩ đã bỏ hết nhà cửa tự nguyện và Quy Nhơn chăm sóc cho Hàn Mặc Tử. Hàn Mặc Tử chết ở nhà thương Quy Hoà vào ngày 11-11-1940, khi ấy anh mới 28 tuổi.

Hàn Mặc Tử, một con người có tài văn thơ từ rất sớm. Có những bài thơ như ’’Cửa sổ đêm khuya’’ sáng tác lúc mới 17-18 tuổi; điều độc đáo của bài thơ này là có đến 6 cách đọc (đọc xuôi, đọc ngược, cắt bỏ hai chữ đầu, cắt bỏ hai chữ cuối). Cụ Phan Bội Châu cũng đã ca ngợi Hàn Mặc Tử và đã có lần họa thơ cùng. Cụ đã viết đại ý rằng: ’’Từ khi về nước đến nay, được xem nhiều thơ văn quốc âm song chưa được bài nào hay đến thế. Hồng nam nhạn bắc, ước ao có ngày gặp gỡ bắt tay cười to một tiếng cho thoả hồn thơ đó’’. Hàn Mặc Tử ra Huế thăm cụ Phan Bội Châu bị mật thám theo dõi và do thế bị gạch tên trong danh sách những người đi Pháp học. Rồi những cái tên như Mai Đình, Hoàng Cúc, Mộng Cầm, Thương Thương, Ngọc... những người con gái đã vô cùng hâm mộ Hàn Mặc Tử, đã từng đi qua hay ở lại trong đời, có những người nhà thơ chưa hề gặp mặt. Đặc biệt là cậu bé Hành, người đã bốn năm trời chăm sóc, đem cơm cho Hàn Mặc Tử trong thời gian anh sống chui, trốn lủi để không bị bắt đưa vào trại cùi trong núi.

Hàn Mặc Tử - mặc dù không phải là người Đồng Hới - Quảng Bình mà chỉ sinh ra đặt tên Thánh ở Nhà thờ Tam Toà và cũng chỉ sống ở Đồng Hới có 1/3 cuộc đời ngắn ngủi (9 năm); mặc dù nhà thơ không có một tác phẩm nào về Đồng Hới hay Quảng Bình nhưng khi đọc thơ Hàn Mặc Tử, người Đồng Hới hay người Quảng Bình, người ta vẫn tìm thấy trong đó chất quê, tình quê Quảng Bình toát lên từ mỗi câu thơ, và do đó coi Hàn Mặc Tử là người đồng hương của mình. Đó chính là việc dựa vào cách dùng thổ ngữ, tục ngữ hay thành ngữ địa phương trong thơ của Hàn Mặc Tử. Trong cuốn ’’Địa chí Đồng Hới’’, cụ Nguyễn Tú - Nhà Nghiên cứu văn hoá Quảng Bình đã tìm ra hàng chục bài thơ của Hàn Mặc Tử có sử dụng thổ ngữ địa phương. Có những từ ngữ địa phương khá thông dụng từ ngày xưa gần như các cụ già mới dùng đến, vậy mà ta vẫn thường gặp trong thơ Hàn Mặc Tử, đến nỗi có nhiều người nghĩ rằng nếu tác giả không phải là người Quảng Bình thì nhất định không biết sử dụng.

Hàn Mặc Tử - con người tài hoa nhưng bạc mệnh. Thi nhân ra đi khi còn quá trẻ và sự nghiệp văn thơ cũng vừa mới bắt đầu. Tuy nhiên, dù chỉ có hơn 10 năm từ khi chập chững bước vào làng thơ cho đến khi rời xa cõi đời, Hàn Mặc Tử cũng đã kịp cho xuất bản hơn 10 tập thơ với hàng chục bài thơ đặc sắc; không chỉ có vậy, thi nhân để lại trong lòng hàng triệu người hâm mộ trên khắp mọi miền tình cảm mến thương và tiếc nuối khôn nguôi.



Quách Xuân Kỳ (1926 - 1949)


Chân dung anh hùng Quách Xuân Kỳ
Quách Xuân Kỳ là người rất thông minh, cương trực, giàu lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc và cương quyết dấn thân vào con đường cách mạng khi đang ở vào tuổi thanh xuân.
Quách Xuân Kỳ sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống yêu nước tại xã Trung Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Cha là cụ Quách Nguyên Hàm, một danh y nổi tiếng trong vùng, lấy việc trị bệnh cứu người làm nguồn vui sống. Quách Xuân Kỳ là người con thứ 5 trong gia đình, tham gia hoạt động Việt Minh ngay từ lúc còn trẻ, là người ham mê văn chương, thuộc lòng khá nhiều bài thơ của Phan Bội Châu và thơ Tố Hữu.
Năm 1944 tham gia hoạt động trong mặt trận Việt Minh của huyện. Khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 bùng nổ, anh tham gia vào Uỷ ban khởi nghĩa huyện Bố Trạch, trở thành một trong những hạt nhân lãnh đạo của chính quyền mới ở quê hương sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công.

Năm 1947, thực dân Pháp đánh chiếm Quảng Bình, Quách Xuân Kỳ trúng cử huyện Uỷ viên và đến năm 1948, anh được bầu vào Ban Thường vụ và làm Bí thư huyện ủy Bố Trạch. Với trách nhiệm lãnh đạo một huyện kháng chiến, anh đã cùng với Đảng bộ huyện xây dựng lực lượng, anh dũng chiến đấu giáng cho địch những đòn chí tử. Bố Trạch trở thành huyện lừng danh trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược với những làng chiến đấu anh dũng, kiên cường như Cự Nẫm.

Đầu năm 1949, Quách Xuân Kỳ trở thành Tỉnh Ủy viên kiêm Bí thư Thị ủy Đồng Hới.

Những hành động dũng cảm, gan dạ của Quách Xuân Kỳ đã làm cho quân địch hoang mang lo sợ, chúng đã dốc toàn lực để truy bắt anh. Năm 1949, Quách Xuân Kỳ bị địch bắt trong một đợt càn quét dài ngày, chúng giam ở nhà lao Đồng Hới và hành hạ suốt hai tháng trời. Ở trong tù thực dân Pháp tiến hành tra tấn, dụ dỗ, mua chuộc song tất cả những thủ đoạn của giặc Pháp đều thất bại trước ý chí kiên cường của anh. Cuối cùng quân địch quyết định đem anh ra xử bắn tại Hoàn Lão ngày 11-7-1949. Trước nòng súng của giặc anh vẫn hiên ngang hát bài Quốc tế ca và hô to khẩu hiệu:

Việt Nam độc lập muôn năm!
Hồ Chủ tịch muôn năm!
Đã đảo thực dân Pháp!

Anh hy sinh ở độ tuổi 23 thanh xuân rực lửa anh hùng, cái chết trẻ trung của anh đã trở thành sự bất tử trong lòng người dân Quảng Bình và cả nước. Cả cuộc đời thanh xuân của Quách Xuân Kỳ đã hiến dâng cho đất mẹ Quảng Bình, cho Tổ quốc, cho lý tưởng cộng sản, gương chiến đấu của anh sống mãi trong lòng mỗi người dân chúng ta. Nguồn: www.nguoiquangbinh.net 

****************Hãy cùng chia sẻ với bạn bè bằng cách ****************

Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè!

-->


[Click Here To View bapqb's Signature]

thay đổi nội dung bởi: bapqb, 06-11-2010 lúc 07:49 PM.
Trả Lời Với Trích Dẫn

Đã có 2 cảm ơn !

Cảm ơn bapqb đã viết bài này. Chúc bạn có thật nhiều niềm vui trong cuộc sống !
nguyenngocquy (06-11-2010), tiengtrongninhchau (16-12-2010)
  #2  
Old 06-11-2010, 08:09 PM
nguyenngocquy's Avatar
nguyenngocquy nguyenngocquy vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Người Quảng Bình (NQB)
 
Tham gia ngày: Jan 2009
Đến từ: nông trường việt trung bố trạch quảng bình
Tên Thật: Nguyễn Ngọc Quý
Bài gởi: 1,220
Được cảm ơn 1,071 lần trong 548 bài viết
Default Ðề: Top các danh nhân tiêu biểu


Cảm ơn bạn đó cho mình biết đuợc nhiều thông tin Nguồn: www.nguoiquangbinh.net 
Trả Lời Với Trích Dẫn
Bạn có lời cảm ơn đến nguyenngocquy với bài viết này
bapqb (06-11-2010)
  #3  
Old 06-11-2010, 08:11 PM
bapqb's Avatar
bapqb bapqb vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Người Quảng Bình (NQB)
 
Tham gia ngày: Jun 2010
Đến từ: hiỀn nInh
Tuổi: 33
Tên Thật: bập
Bài gởi: 1,175
Được cảm ơn 1,307 lần trong 524 bài viết
Default Ðề: Top các danh nhân tiêu biểu


Trần Mạnh Đàn - Ông quan huyện vì dân

Đất Thuận Bài châu Bố Chánh có một vị quan huyện sống vì dân. Dân gian nói: “Quan thấy kiện như kiến thấy mỡ”. Trái lại ông quan huyện Trần Mạnh Đàn không chăm chỉ ngồi công đường để xử kiện, mà lại cặm cụi nghiên cứu sức của gió chế ra máy bơm để tưới ruộng, cặm cụi chế ra máy kéo sợi bông vải, cặm cụi làm thuyền máy chân vịt chạy bằng quay tay... cho người dân sử dụng để bớt nhọc nhằn. Thế nhưng ’’dân trí’’ thời ấy mấy ai tiếp thu, áp dụng được.
Ông quan huyện Trần Mạnh Đàn, một người con dòng họ Trần, ’’Danh gia vọng tộc’’ ở đất Thuận Bài thuộc châu Bố Chánh ngày xưa. Một họ Trần theo gia phả truyền lại có 9 vị quận công (trong đó có quốc công), một bà Hoàng hậu, một cung phi và hàng chục vị có tước hầu, bá, tử... Tổ tiên họ Trần Thuận Bài nguyên quán xã Tức Mạc, phủ Thiên Trường, xứ Nam Sơn Hạ (Nam Định) chạy trốn vào phương Nam để tránh truy diệt của nhà Hồ.

Ông sinh ra trên mảnh đất cuối nguồn Linh Giang sơn thuỷ hữu tình đã bồi đắp tâm hồn thi cảm cùng với sự trau dồi nơi ’’cửa Khổng sân Trình’’ để ông giỏi làm thơ từ thời thiếu thời.

Bước vào đường quan trường không chỉ là một ông quan mẫn cán, mà ông còn đi đây đi đó. Ông đã trải qua nhiều phủ huyện trong cả nước: làm Tri huyện Tuyên Hoá (Quảng Bình), Can Lộc (Hà Tĩnh), Mộ Đức (Quảng Ngãi), Cam Lộ (Quảng Trị), Hương Thuỷ (Thừa Thiên) và độc nhất một lần thăng Tri phủ Hoằng Hoá (Thanh Hoá). Với cái chức vị cao nhất trong cuộc đời ông cũng vỏn vẹn mấy tháng thôi vì dám chống lại quan bảo hộ công sứ Thanh Hoá, rồi huyền chức về làm một nhân viên Thư viện Huế, đến năm 1933 ông về hưu!.
Những ’’cuộc đi’’ của ông là để ông tìm hiểu thực tế cuộc sống người dân, tìm tòi, học hỏi, phát minh những cái lợi cho dân. Ông đi đến đâu là có thơ đến đó. Thơ chính là những trang nhật ký của ông.

Mới nhận chức một năm, đầu xuân Kỷ Mùi (1919) ông đã có thơ chúc Tết nhân dân huyện Tuyên Hoá:

Mừng rỡ thiều quang gặp tiết xuân
Ngỏ lời chúc Tết với nhân dân
Rượu trà cờ bạc nên chừa bớt
Trộm cắp tham lam phải bỏ dần
Tổng lý chăm làm, toan lợi nước
Trẻ con gắng học để thành thân
Nếu ai cũng được như lời chúc
Ngọn đuốc văn minh sẽ đỏ dần.

Lời chúc của một ông quan đến với dân như một lời khuyên của cha đối với con: bớt cờ bạc, rượu trà, bỏ trộm cắp, tham lam, lo làm, lo học... là điều mong muốn của ông quan huyện nhằm mục đích “Ngọn đuốc văn minh sẽ đỏ dần". Và đấy cũng chính là niềm tin của ông Trần Mạnh Đàn!

Ông là con người biết nhìn xa trông rộng, ngay ở một huyện đèo heo hút gió Tuyên Hoá thời ấy, ông khuyên:

…Tứ dân một hạt thiếu nghề thương
Quyền lợi bao giờ đặng khuếch trương
…Nên xuất tiền ra lập phố phường...

Lúc về nhậm chức huyện Can Lộc, là một huyện miền núi, việc đi lại khó khăn, ông mong “...đường sá ước ao càng mở rộng” và cần thấy “...đường thêm lắm nẻo chửa lưu thông”.

Về huyện Mộ Đức, có nghề thủ công truyền thống là trồng bông dệt vải, trồng dâu nuôi tằm, ông vừa khuyến khích vừa khuyên dân bản địa phải học hỏi để nâng cao chất lượng mặt hàng địa phương:

…Sô nhiễu mỗi hàng riêng một kiểu
Bông hoa trăm thức khó muôn vàn
Hà Thành phong phú thua La Cả
Miền Quảng giàu sang nhượng Bảo An
Mỹ thuật nghề này nên học lấy
Chớ nên thấy khó vội từ nan...

An dân là việc tối trọng của quan chức sở tại. Nhân chuyến hành hạt qua một làng tên Cải Lương, nhưng nhân dân trong làng thì xích mích, mất đoàn kết, ông có bài thơ khuyên bảo như sau:

Cải Lương hai chữ đáng tôn sùng
Xét thấy làng ta vẫn tiếng không
Xóm Giáp rình mò xô xóm Ất
Thôn Tây tập lập hại thôn Đông
Chỉ chăm tranh cạnh ba xâu thịt
Nào có văn minh một mảy lòng
Muốn được tên làng cho xứng đáng
Lòng tư nên đổi lại lòng công!

Ông viết nhiều về thể loại này, theo di cảo của gia đình còn lưu lại, trong tập thơ có tựa đề Thuận Giang Thi tập có 88 bài thơ và cũng là nhật ký 88 lần ông hành hạt trong mấy năm quan trường.

Trần Mạnh Đàn để lại một trước tác khá đồ sộ, phong phú với nhiều thể loại, nhiều chủ đề: địa dư, cách trí, toán pháp, công nghệ, ngôn ngữ, địa chí, Hán văn khoa bảng, khảo cổ, phong tục... kể cả kịch cùng với một loạt sách dịch từ Hán văn sang Việt văn. Một công trình mà nhiều Nhà nghiên cứu Văn hoá đang băn khoăn vì không tìm ra bản thảo là cuốn Tuyên Hoá huyện chí (cùng với Can Lộc huyện chí) bằng thơ.

Một cựu tri huyện, một sĩ phu Nho học trước khi qua đời (1949) Trần Mạnh Đàn đã gửi một niềm tin: “...Huống nay cách mạng nhiều thay đổi/ Văn hoá ngày càng mạnh tiến lên…”.


Lê Trực, một đề đốc văn thân oai hùng

Lê Trực quê làng Thanh Thủy, phủ Quảng Trạch (nay là xã Tiến Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình) đỗ tạo sĩ (tam giáp tiến sĩ võ), nguyên là lãnh binh Hà Nội, khi tướng giặc Ri-vi-e hạ thành, Tổng đốc Hoàng Diệu tự tử, ông bị triều đình cách chức, sau được Tôn Thất Thuyết phục chức.
Lúc ông khởi nghĩa quân, có hai người con gái đã lớn, vợ và con đều tham gia nghĩa quân, phu nhân Lê Trực phụ trách sản xuất quân vương. Khi có Chiếu Cần Vương, quan lại các tỉnh mộ quân lính đưa đến Tân Sở (Quảng Trị); Tôn Thất Nam, Án Sát Quảng Trị đưa đến 200 quân; Võ Trọng Bình, Tổng đốc hưu trí ở Hòa Luật (Lệ hủy, Quảng Bình) cũng đưa đến 200 quân; Thân hào 3 huyện Tuyên Hóa, Quảng Trạch, Bố Trạch cử Nguyễn Phạm Tuân làm chủ kéo cờ Cần Vương khởi nghĩa.
Lê Trực lấy vùng rừng núi Thanh Thủy làm căn cứ. Ngày 5-1-1886, Mu-tô dẫn một đội quân tiến đánh vùng Thanh Thủy. Quân giặc tiến vào rừng gặp ngay nghĩa quân, hai bên đánh nhau quyết liệt. Cuối tháng 1-1886, Mu-tô lại đem quân lên, trận này do bên giặc có dẫn đường và trang bị tốt, quân đông nên nghĩa quân bị thiệt hại nhiều. Trong số những người bị bắt có một viên tú tài, Mu-tô thả cho về và giao một bức thư gửi Lê Trực, khuyên Lê Trực ra giúp vua Đồng Khánh. Ông đáp lại thư đó và quyết không chịu ra đầu hàng.

Nghĩa quân Lê Trực ngày càng phát triển mạnh, địa bàn được xây dựng xen kẽ trong các làng công giáo, căn cứ mở rộng xuống làng Trung Thuần, có những địa danh gắn với nghĩa quân như Bãi Tập (Quảng Lưu, Quảng Trạch) là nơi quần tụ và huấn luyện quân sự của nghĩa quân. Nghĩa quân bắt liên lạc với nhau, cùng phối hợp lực lượng cả phía Nam và phía Bắc tỉnh, đánh phá các trọng điểm quan trọng của địch, nghĩa quân đã tập kích đánh phá tỉnh lỵ Đồng Hới, trụ sở đầu não của bộ máy cai trị thực dân phong kiến ở Quảng Bình, làm cho chúng hết sức bối rối, ăn không ngon, ngủ không yên.

Đêm mồng 9 rạng ngày 10-5-1886, nghĩa quân đột nhập thành Đồng Hới, đốt phá doanh trại địch, giết tên bố chánh gian ác Nguyễn Đình Dương, đường giao thông Huế - Đồng Hới bị cắt đứt, bị nghĩa quân phong tỏa hàng tháng liền. Tuyến đường Đồng Hới - Ba Đồn và đường liên huyện ở phía Bắc tỉnh, nghĩa quân mai phục trên đường, tập kích chặn đánh, tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch. Chính quyền thực dân phong kiến vô cùng hoảng hốt, lo sợ, lúng túng, đối phó chật vật với nghĩa quân. Ngày 25-5-1886, quân Pháp phái 57 tên hành quân ra Hà Tĩnh, đến sông Ròn (Quảng Trạch) bị nghĩa quân mai phục, tập kích, nhiều tên bị giết chết, bị bắt sống, nghĩa quân hoàn toàn làm chủ vùng này. Ngày 6-6-1886, thiếu tá Gơ- rê-goa đem quân từ Đồng Hới ra, dọc sông Gianh định tên thẳng mạn ngược để ra Hà Tĩnh, thuyền giặc vừa đến đuôi làng Thanh Thủy thì bị nghĩa quân của Lê Trực mai phục đánh quyết liệt, quân Pháp phải rút và từ bỏ âm mưu đánh lên Minh Cầm.
Ngày 8-4-1887, quân Pháp chia làm hai cánh tiến đánh nghĩa quân. Đêm 18 rạng 19-6-1887, có gián điệp chỉ đường, một toán biệt kích do Mu-tô chỉ huy đột kích căn cứ nghĩa quân Lê Trực ở vùng núi Thanh Thủy, nhiều người bị bắt, trong đó có vợ ông, giặc đem vợ ông về giam ở Hướng Phương (Quảng Phương). Sau trận tập kích vào căn cứ, Lê Trực đã mất quá nửa quân sĩ và một số tướng lĩnh cũng như người vợ hiền đảm đang bất khuất, nhưng ông vẫn tiếp tục cùng những người còn lại chiến đấu.

Từ khi có Chiếu Cần Vương trong 3 năm (1885-1888), phong trào chống Pháp dấy lên sôi nổi, tiêu biểu là phong trào của các văn thân, sĩ phu yêu nước. Phong trào Cần Vương thực sự: ’’là một phong trào yêu nước tiêu biểu của nhân dân ta vào cuối thế kỷ XIX’’.

Lê Trực mất ở quê nhà, hơn 100 năm trôi qua, nhưng tên tuổi ông gắn liền với những địa danh, những tên làng, tên phố, tên trường mang tên ông mà nhân dân ta hằng ngưỡng mộ. Ông cùng gia đình ông, vợ, con đã cống hiến tâm sức và hy sinh vì quê hương đất nước, sống mãi cùng ý chí kiên cường, lòng quả cảm giữa lòng nhân dân cả nước. Hiện nay, nhà thờ lưu niệm và mộ của ông đặt ở dưới chân núi Đá Dù, làng Thanh Thủy, xã Tiến Hóa, huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình.


Mẹ Suốt


Tượng đài Mẹ Suốt bên bờ sông Nhật Lệ - TP Đồng Hới
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Quảng Bình có vị trí đặc biệt quan trọng, là tuyến đầu của hậu phương lớn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, được coi là ’’yết hầu ’’ của mạch máu giao thông chi viện miền Nam.
Đồng Hới là một trong những nơi đầu tiên ở Quảng Bình đế quốc Mỹ chọn làm trọng điểm đánh phá với ý đồ nhằm làm nhụt ý chí xây dựng miền Bắc, giải phóng miền Nam của nhân dân ta cũng như hòng hủy diệt thị xã xinh đẹp bên bờ sông Nhật Lệ.
Mẹ Nguyễn Thị Suốt sinh ra và lớn lên ở làng vạn chài, Phú Mỹ nay là Mỹ Cảnh, xã Bảo Ninh, thành phố Đồng Hới. Từ thuở nhỏ, mẹ phải đi ở nuôi thân, cuộc đời mẹ hết đi ở cho nhà này đến đi ở cho nhà khác mà vẫn cực khổ quanh năm, đến khi tuổi xuân đi qua lúc nào không biết, tóc đã điểm sương, mẹ mới kết bạn đời với ông Trần Bệu ở làng Trung Bính.

Cách mạng tháng 8 thành công, rồi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, hòa bình lập lại chưa được bao lâu thì giặc Mỹ gây ra cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc, lúc này mẹ đã 60 tuổi. Theo tiếng gọi của quê hương đất nước khi có giặc ngoại xâm, mẹ xung phong nhận công việc chèo đò ngang qua sông Nhật Lệ. Một trong ba nhiệm vụ của tổ: ’’Phòng cháy chữa cháy, cấp cứu tải thương và giao thông đi lại". Ngày 7-2-1965, tức ngày mồng 6 Tết Ất Tị, giặc Mỹ đã huy động 160 lần chiếc máy bay phản lực hiện đại ồ ạt tấn công đánh phá các vùng lân cận và thị xã Đồng Hới. Đây là trận oanh tạc lớn mở màn cho cuộc chiến tranh leo thang phá hoại của giặc Mỹ đối với nhân dân ta nói chung, Đồng Hới nói riêng. Biến căm thù thành hành động cách mạng, cả thị xã Đồng Hới, cả làng cát nhỏ bé Bảo Ninh đã dũng cảm kiên cường chiến đấu với máy bay Mỹ. Trên sông Nhật Lệ, đạn bom của máy bay Mỹ dội xuống đày đặc, những cột nước đen ngòm tung lên dữ dội, mẹ Nguyễn Thị Suốt vẫn một mình chèo đò chở bộ đội qua sông, bất chấp cả những lần máy bay bổ nhào, phóng róc két, bắn đạn 20 ly ngăn chặn, thuyền mẹ vẫn qua lại nối đôi bờ, vận chuyển đạn ra tàu chiến của hải quân, đồng thời làm nhiệm vụ đảm bảo giữ vững đường dây liên lạc giữa Đồng Hới với Bảo Ninh. Sau trận chiến ác liệt ấy, đò của mẹ vẫn tiếp tục nhiệm vụ đưa đón cán bộ, bộ đội, nhân dân qua sông trong những năm tháng đánh Mỹ đầy cam go ác liệt. Ngày mồng 1-1-1967, mẹ được tặng danh hiệu Anh hùng lao động với chiến công hiển hách phục vụ công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Mẹ đã hy sinh ngày 11-10-1968 trong khi làm nhiệm vụ.

Mẹ Suốt đã góp phần xứng đáng của mình trong chiến công chung của quân dân Đồng Hới. Hình ảnh mẹ sống mãi trong lòng nhân dân Quảng Bình và nhân dân cả nước. Mẹ là biểu tượng của Chủ nghĩa anh hùng cách mạng, là tấm gương tiêu biểu của người phụ nữ Việt Nam anh hùng. Chiến công của mẹ gắn liền với bến đò ngang thuộc địa phận thôn Trung Bính, xã Bảo Ninh qua Hải Đình, Đồng Hới. Cái tên "Bến đò Mẹ Suốt" rất đỗi thân thương, gần gũi, rất đỗi tự hào. Ngày nay tượng đài Mẹ Suốt đã được dựng lên trong công viên tả ngạn bờ sông Nhật Lệ phường Hải Đình - Đồng Hới. Đây là địa chỉ tham quan du lịch, nơi sinh hoạt văn hóa của nhân dân thành phố và du khách gần xa khi đến với Quảng Bình bày tỏ lòng ngưỡng mộ, cảm kích trước một bà mẹ bình thường nhưng rất đỗi anh hùng.


Đại tướng Võ Nguyên Giáp


Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Donald S.Marshall (Đô Nan S.Mắc San) kí giả người Mỹ viết: "Đại tướng Giáp, vị tướng 5 sao của quân đội Bắc Việt Nam kiêm Bộ trưởng Quốc phòng là vị tướng duy nhất được biết đến nhiều nhất trong các cuộc chiến tranh Đông Dương - Việt Nam. Ông Giáp (còn có tên là anh Văn) có một vị trí trong lịch sử thế giới qua việc lãnh đạo lực lượng Việt Minh đánh bại lực lượng Pháp ở Điện Biên Phủ..."
Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25 tháng 8 năm 1911, quê ở làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Thân sinh là cụ Võ Nguyên Thân, một nhà nho nghèo, yêu nước, dòng dõi khoa bảng, bất khuất và kiên cường. Lúc còn nhỏ, trước khi cắp sách đến trường làng, ông được cha dạy học chữ ở nhà. Ông là người thông minh và hiếu học. Đến năm 13 tuổi, ông được vào Huế theo học ở trường Quốc học; sau đó ông ra Hà Nội học ở khoa Luật, trường Đại học Tổng hợp. Ông đỗ bằng Cử nhân Luật và Kinh tế chính trị năm 1937.

Một cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi

Mười bốn tuổi, ông bắt đầu hoạt động cách mạng (1925). Năm 1929, ông tham gia cải tổ Tân Việt Cách Mạng Đảng và Đông Dương Cộng sản Liên đoàn. Năm 1930, ông bị thực dân Pháp bắt giữ và bị giam ở nhà lao Thừa phủ (Huế) vì tham gia các cuộc biểu tình chống Pháp. Cuối năm 1931, nhờ sự can thiệp của Hội Cứu tế đỏ của Pháp, Võ Nguyên Giáp được thả tự do. Ông hoạt động đấu tranh cách mạng trên mặt trận văn hóa, viết bài cho những tờ báo công khai hồi đó như Tin Tức, Nhân Dân, Tiếng nói của chúng ta, Lao động; làm biên tập viên cho các báo của Đảng; dạy Sử - Địa ở trường tư thục Thăng Long. Năm 1934, ông kết hôn với bà Nguyễn Thị Minh Thái, bạn học tại trường Quốc học Huế, một Đảng viên Cộng sản, cộng tác đắc lực của ông. Trong những năm hoạt động bí mật ở Hà Nội, hai ông bà đã từng chung sống ở căn nhà số 46 phố Nam Ngư. Năm 1943, bà Thái chết trong nhà giam Hỏa Lò, Hà Nội.

Từ năm 1936-1939, phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương lên cao, ông là một trong những sáng lập viên của Mặt trận và là Chủ tịch Ủy ban Báo chí Bắc Kỳ trong phong trào Đông Dương đại hội. Ông cùng Trường Chinh là đồng tác giả cuốn sách "Vấn đề dân cày", trong đó nêu rõ quan điểm: ’’Vấn đề then chốt ở Đông Dương là trao ruộng đất cho dân cày’’.

Năm 1939, Võ Nguyên Giáp với bí danh là Dương Hoài Nam cùng với Phạm Văn Đồng lên Cao Bằng rồi vượt biên sang Trung Quốc gặp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, được sự dìu dắt của Người, ông vào Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1940. Tháng 5 năm 1941, trở về Cao Bằng, dưới sự lãnh đạo của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, ông cùng các cán bộ cao cấp khác xây dựng cơ sở cách mạng, lập ra Mặt trận Việt Minh, mở lớp huấn luyện quân sự cho Việt Minh ở Cao Bằng.

Năm 1942, ông phụ trách ban "Xung phong Nam tiến’’. Tháng 12-1944, ông được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trao nhiệm vụ thành lập đội Việt Nam Tuyên Truyền Giải Phóng Quân. Ngày 22-12-1944, tại một khu rừng ở Châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ủy nhiệm ông đứng ra tuyên bố thành lập đội Việt Nam Tuyên Truyền Giải Phóng Quân (tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam ngày nay) với 34 người, được trang bị 2 súng thập (một loại súng ngắn), 17 súng trường, 14 súng kíp và 1 súng máy, ông được giao trực tiếp lãnh đạo và chỉ huy. Cuối tháng 3-1945, ông đưa đội Việt Nam Tuyên Truyền Giải Phóng Quân tiến xuống phía Nam, hội quân với đội Cứu Quốc quân của Chu Văn Tấn ở vùng chợ Chu, Thái Nguyên để thống nhất tổ chức thành Việt Nam Giải Phóng Quân.

Tháng 8-1945, ông được cử làm Ủy viên Ủy ban Quân sự cách mạng Bắc Kỳ, làm tổng chỉ huy các đội Việt Nam Giải Phóng Quân và Ủy viên Ban chỉ huy lâm thời khu Giải phóng Việt Bắc. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ II (1945) bầu ông vào Ban chấp hành Trung ương và làm Ủy viên Thường vụ Trung ương. Ông tham gia Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc, Ủy ban Giải phóng dân tộc Việt Nam, làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Phó Bộ trưởng (nay gọi là Thứ trưởng) Bộ Quốc phòng trong Chính phủ lâm thời (từ ngày 28 tháng 8 đến hết năm 1945) và là Tổng chỉ huy Quân đội Quốc gia và Dân quân tự vệ. Trong Chính phủ Liên hiệp thành lập ngày 3 tháng 11 năm 1946, ông là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (cho đến tháng 7 năm 1947 và từ tháng 7 năm 1948 trở đi). Cũng trong năm 1946, ông lập gia đình với bà Đặng Bích Hà (con gái giáo sư Đặng Thai Mai).

Ngày 19 tháng 12 năm 1946, chiến tranh Đông Dương chính thức bùng nổ. Dưới sự chỉ đạo của Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản, ông bắt đầu lãnh đạo cuộc đấu tranh vũ trang kéo dài 9 năm chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954) với cương vị Tổng chỉ huy và Tổng Chính ủy, từ năm 1949 đổi tên gọi là Tổng tư lệnh Quân đội kiêm Bí thư Tổng Quân uỷ. Ngày 25 tháng 1 năm 1948, ông được phong Đại tướng theo Sắc lệnh 110/SL ký ngày 20 tháng 1 năm 1948. Tháng 8 năm 1948, ông là Ủy viên Hội đồng Quốc phòng Tối cao vừa mới được thành lập.

Tháng 6-1950, theo Nghị quyết của Thường vụ Trung ương Đảng chấn chỉnh tổ chức thành Bộ Quốc phòng - Tổng tư lệnh, ông giữ chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng kiêm Tổng Tư lệnh, Tổng Chính ủy Bí thư Quân ủy Trung ương. Ông liên tục đảm nhiệm những chức vụ trên trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ (1945-1975).

Trong 21 năm (1954-1975) của cuộc Chiến tranh Việt Nam, ông thực hiện nhiệm vụ xây dựng Quân đội Nhân dân Việt Nam, tham gia xây dựng chiến lược chiến tranh của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trực tiếp tổ chức và chỉ đạo các hoạt động của Quân đội Nhân dân trong chiến tranh. Ngoài ra, ông còn tham gia nhiều hoạt động Đảng cộng sản và Nhà nước khác.

Trong một thời gian ngắn từ tháng 7 năm 1960 đến tháng 1 năm 1963, ông kiêm thêm chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Nhà nước.

Năm 1980, ông thôi giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nhưng vẫn tiếp tục là Ủy viên Bộ Chính trị (đến năm 1982) và Phó Thủ tướng phụ trách Khoa học - Kỹ thuật. Người thay thế ông ở Bộ Quốc phòng là Đại tướng Văn Tiến Dũng - Tổng Tham mưu trưởng Quân đội, một trong những cộng sự lâu năm nhất của ông.

Năm 1991, ông nghỉ hưu ở tuổi 80. Ông đã được tặng thưởng Huân chương Sao Vàng (1992), 2 Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Chiến thắng hạng nhất.

Là một người có tài tổ chức, Võ Nguyên Giáp đã từng bước xây dựng Quân đội Nhân dân Việt Nam từ 34 người vào tháng 12 năm 1944 thành một đội quân với hơn một triệu người năm 1975. Là một nhà chiến lược - chiến thuật bậc thầy, ông đã từng bước lãnh đạo quân đội và nhân dân Việt Nam giành thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Tên tuổi của Võ Nguyên Giáp gắn liền với chiến thắng có ý nghĩa quốc tế của Quân đội Nhân dân Việt Nam - chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử. Với hơn 50 năm tham gia hoạt động chính trị ở cấp cao nhất, trong đó có 30 năm là Tổng Tư lệnh Quân đội, ông có uy tín lớn trong Đảng Cộng sản Việt Nam, trong quân đội và trong nhân dân, được coi là một trong những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và là Người anh cả của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Uy tín của Đại tướng tỏa rộng trong nước và ngoài nước.

Kí giả Peter MacDonald (Pitơ Mắc- đô- nan) người Anh viết: "1944 đến 1975, cuộc đời của ông Giáp gắn liền với chiến đấu và chiến thắng, đã làm ông trở thành một trong những Thống soái lớn của các thời đại. Với 30 năm làm Tổng Tư lệnh và 50 năm tham gia chính sự ở cấp cao nhất, ông đã tỏ ra là người có phẩm chất phi thường trong mọi lĩnh vực của chiến tranh; khó có vị tướng soái nào có thể so sánh với ông trong việc kết hợp giữa chiến tranh du kích và chiến tranh chính quy ở trình độ cao. Sự kết hợp đó xưa nay chưa từng có".

Kí giả G.Bonnet (G Bonnê) người Pháp viết vào Từ điển bách khoa toàn thư Pháp: "Là người tổ chức Quân đội Nhân dân Việt Nam, ông Võ Nguyên Giáp đã thực hiện được một sự tổng hợp độc đáo các học thuyết quân sự Mác xít kết hợp nhuần nhuyễn với truyền thống kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc, vận dụng khôn khéo vào những điều kiện của một quốc gia có đất đai tương đối hẹp" Nguồn: www.nguoiquangbinh.net 



[Click Here To View bapqb's Signature]
Trả Lời Với Trích Dẫn
Bạn có lời cảm ơn đến bapqb với bài viết này
tiengtrongninhchau (16-12-2010)
  #4  
Old 06-11-2010, 08:19 PM
nguyenngocquy's Avatar
nguyenngocquy nguyenngocquy vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Người Quảng Bình (NQB)
 
Tham gia ngày: Jan 2009
Đến từ: nông trường việt trung bố trạch quảng bình
Tên Thật: Nguyễn Ngọc Quý
Bài gởi: 1,220
Được cảm ơn 1,071 lần trong 548 bài viết
Default Ðề: Top các danh nhân tiêu biểu


 Nguồn: www.nguoiquangbinh.net 
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #5  
Old 06-11-2010, 08:29 PM
huethuong's Avatar
huethuong huethuong vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Người Quảng Bình (NQB)
 
Tham gia ngày: Oct 2010
Đến từ: Bà Rịa - Vũng Tàu
Tên Thật: Võ Thị Minh Huế
Bài gởi: 122
Được cảm ơn 191 lần trong 69 bài viết
Default Ðề: Top các danh nhân tiêu biểu


Trích:
Nguyên văn bởi bapqb View Post
Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh (1650 - 1700) với địa danh Quảng Bình


Chân dung LTH Nguyễn Hữu Cảnh
Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh là một vị tướng quốc, một bậc công thần đời chúa Nguyễn Phúc Chu (Hiến Tông Hiếu Minh Hoàng đế (1691-1725 ), sinh quán Quảng Bình, có quê gốc từ Tiền tổ ở Gia Viễn Ninh Bình.
Ông nội của Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh là quan tham chiến Triều Văn Hầu Nguyễn Triều Văn, vì bất mãn với chúa Trịnh tiếm quyền vua Lê, nên theo phò chúa Nguyễn vào Đàng trong. Bước dừng chân đầu tiên của dòng Nguyễn Hữu vào năm 1609 do Triều Văn Hầu định hướng là đất Quảng Bình. Khi ấy người con trai thứ năm của Triều Văn Hầu là Chiêu Vũ Hầu Nguyễn Hữu Dật mới được 6 tuổi. Ông Dật sau này là cha của Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh.

Đến lượt Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh được sinh vào năm 1650 tại Phước Long, xã Chương Tín, huyện Phong Lộc, tỉnh Quảng Bình.

Quê hương Quảng Bình đứng vào vị trí trung tâm của Tổ quốc - là một địa linh đã nung đúc nên nhiều anh tài nhân kiệt cho đất nước. Về thiên nhiên thì Quảng Bình cũng là một địa danh nổi tiếng có nhiều thắng cảnh độc đáo. Địa linh ấy, phong cảnh ấy đã tác động mạnh vào trí não Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh từ lúc mới chào đời. Càng lớn, quê hương Quảng Bình càng gắn chặt vào tâm hồn ông với lòng mến yêu, quyến luyến chân thành.

Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh sinh trưởng trong tình huống nước nhà đang nạn Trịnh Nguyễn phân tranh, Ông lại thuộc dòng dõi danh tướng nhà chúa Nguyễn, nên sớm trở thành người tài giỏi, võ nghệ siêu quần. Từng là sư tổ của môn võ, danh hiệu "Bạch hổ sơn quân phái’’ được nhiều người kính phục. Được chúa trọng dụng ban tước Lễ Thành Hầu và cử giữ chức Cai Cơ.

Năm Nhâm Thân (1692) Chúa phái Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh làm Thống Binh an định bờ cõi. Tại vùng ven biển, trải hai năm liền Ông đã tích cực phấn đấu gặt hái được nhiều kết quả khả quan và nhất là để lại nhiều dấu ấn nhân hậu:

- Ổn định phủ Bình Thuận

- Hòa đồng sắc tộc Chăm - Việt

- Cải cách hài hòa nền văn hóa hợp chúng...

Qua thành tích trên, Ông được thăng chức Chưởng cơ, làm Trấn phủ dinh Bình Khương (Khánh Hòa ngày nay).

Xuân Mậu Dần 1698, Chúa lại cử ông làm Thống suất kinh lược xứ Đồng Nai (gồm cả Sài Côn Bến Nghé).

Thuở ấy Ông cho đóng đại bản doanh tại Cù Lao Phố còn gọi là Đông Phố (Đồng Nai). Ngoài mỏm đất này ra chung quanh toàn là rừng núi âm u: phần đất đai hoang hóa đầy hiểm trở, sông rạch thì chằng chịt, gai góc ngút ngàn, đầy rẫy hang ổ của các loài mãnh thú, ác ngư...

"...Đồng Nai địa thế hãi hùng
Dưới sông sấu lội, trên giồng cọp um...’’

Phần nhân chủng tuy gồm các sắc tộc: Khơme, Chăm, Việt, Hoa...nhưng lại quá ít ỏi vắng vẻ, đời sống sinh hoạt còn quá thô sơ nghèo nàn. Với ý chí quả cảm và lòng yêu nước thương dân, Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh kiên quyết vượt gian nguy, vạch ra kế sách cấp thiết cùng quân dân gấp rút liên tiếp thi hành:

- Khai hoang mở cõi

- Dàn xếp biên cương

- Bảo vệ chủng dân và vùng đất mới

- Thiết lập cơ sở hành chính thôn xã có quy củ

- Lập phủ Gia Định và chính thức cho sát nhập vào bản đồ Đại Việt

- Đề xuất công trình chiêu mộ lưu dân và khuyến nông

Tận tâm tận lực trong vòng chưa đầy một năm, Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh đã thành công rực rỡ trước mọi phương án do ông đề ra. Riêng công trình di dân đã được đa số dân chúng miền Phú Xuân Ngũ Quảng hưởng ứng, nhất là nhân dân vùng Bố Chánh Quảng Bình đã sốt sắng đáp lời kêu gọi của bậc lãnh tướng đồng hương mà họ hằng kính yêu, nên đã hăng hái rủ nhau vào Đồng Nai lập nghiệp rất đông - Điển hình bằng cả những câu ca dao thời ấy, ví dụ:

"Làm trai cho đáng nên trai
Phú Xuân cũng trải Đồng Nai cũng từng"

Chốn rừng rậm đầm lầy quanh vùng Đồng Nai Bến Nghé đã nhanh chóng trở thành phủ Gia Định rộng lớn, đầy sinh khí..., mà Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh đã là vị Thống suất kinh lược có công đầu trong lớp người khai sơn ra phủ Gia Định, là ân nhân mở đường đưa dân chúng đến cuộc sống hạnh phúc ấm no tại vùng đất mới này:

"Nghĩa nhân chủng hằng tâm đắp xây Đại Việt,
Ơn biển trời lao khó gầy dựng Đồng Nai"

Không những ông là vị tướng khai biên xuất, nhà chính trị tài giỏi mà còn là người giàu đức tính, đầy lòng nhân hậu, và có một tâm hồn thuần phác ’’Uống nước nhớ nguồn", với lòng yêu, quê hương Tổ Quốc thiết tha. Đặc biệt, Ông đặt nặng tình lưu luyến chân thành với sinh quán Quảng Bình của ông. Như ta thấy, Ông đã chắt chiu đem từng tên của hai huyện Phước Long Tân Bình ở tận Quảng Bình vào đặt tên cho vùng đất mới khai hóa này, mà đến nay phần lớn vẫn còn. Trước hết là hai huyện Phước Long (vùng Đồng Nai) và Tân Bình (vùng Sài Côn Bến Nghé). Rồi còn biết bao thôn xã khóm ấp được mang tên Bình hoặc Tân như: Bình Dương, Bình Đông, Bình Tây, Bình Tiên, Bình Trị, Bình Long, Bình Quới, Bình Hòa, Bình Điền, Bình Phước, ...Tân Định, Tân Hưng, Tân Khai, Tân Thuận, Tân Mỹ, Tân Phước, Tân Thạnh...

Do công nghiệp ấy, ân đức ấy, Ông đã được nhân dân trong vùng kính trọng, họ tỏ lòng tôn kính uy danh ông, không dám gọi tên húy luôn cả hai tên Kính và Cảnh mà chỉ tôn xưng bằng chức tước của ông là Quan Chương Cơ, quan Thống Suất và tôn quý gọi là Lễ Công, Đức Ông.

Hai năm sau, Triều đình tái cử ông đi dẹp yên biên cương với chức Thống binh. Lần này, ông cũng dùng chính sách ôn hòa, đem nhân tâm thu phục lòng người là chính.

Công cuộc an định biên cương mau chóng hoàn tất, Ông hạ lệnh dong thuyền xuôi dòng Cửu Long về Dinh Trấn. Nhưng khi về đến ngã ba Tiền Giang - Rạch Gầm (tục còn gọi quãng này là Sầm Giang) Ông bỗng bị bệnh mất đột ngột! Khi ấy nhằm ngày 9-5 Canh Thìn (1700). Quan quân bàng hoàng xao động, âm thầm đưa linh cữu của ông về đình cữu và huyền táng cạnh dinh Trấn Biên Đồng Nai, thuộc thôn Bình Hoành, Cù Lao Phố.

Được tin dữ bất ngờ, dân chúng xúc động thương tiếc; truyền rằng rất nhiều người vừa nghe xong đã bật khóc như chính người thân của họ mới qua đời vậy.

Triều đình cũng sửng sốt u buồn. Chúa Nguyễn Phúc Chu xót xa ban sắc truy tặng Hiệp Tán Công Thần, đặc tấn Chưởng dinh Tráng Hoàn Hầu (Vĩnh An Hầu) thụy là Trung Cần.

Truyền rằng sau đó linh hài của ông đã được cải về an táng tại Thác Ro thuộc huyện Lệ Thủy, Quảng Bình. Nơi này mới đây được hậu duệ 10 đời của ông đã tìm ra mộ và tấm bia khắc tên Ông bằng chữ Hán, được dịch là (mặt trước) Vĩnh An Hầu Nguyễn Hữu Kính (Cảnh) chi mộ, (mặt sau) ghi: Bảo Đại năm thứ 5 ngày 16, hậu duệ là Viện trưởng Cơ mật Đại thần Thái tử Thái phó Hiển đại học sĩ Phước Môn Bá Nguyễn Hữu Bài cùng con Hữu Giải và nữ thị Dương cung kính dựng bia. Nghiêm cẩn ghi lại.

Xét ra mộ chí của Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh ở Thác Ro, Quảng Bình đã rất đúng hướng địa lý đặt mộ của tiền nhân dòng Nguyễn Hữu đã chọn và truyền lại:

- Thượng Yên Mã = phía trước giáp núi Yên Mã

- Hạ Đùng Đùng = phía dưới gần phá Hạc Hải

- Trung trung nhất huyệt = khoảng trung tâm là nơi an táng được

Nhưng ở Cù Lao Phố xưa nay vẫn có lăng mộ của Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh. Phải chăng tiền nhân khi xưa vừa làm công việc cải táng linh hài ông về Quảng Bình, vừa đắp lại như cũ mộ huyền táng của Ông ở Cù Lao Phố để trấn an lòng sùng kính của nhân dân vùng Đồng Nai. Ngoài ra, Thượng Đẳng Thần Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh còn có một ngôi mộ vọng nữa ở xã Điện Thắng, Điện Bàn, Quảng Nam.

Thuở ấy, sau khi ông mất, nhân dân khắp nơi lập Đền, Miếu thờ phụng, cùng những liễn đối hoành phi..., ghi ơn Đức Ông Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh.

Ngoài đền Vĩnh Yên ở Quảng Bình, đền Binh Kính ở Biên Hòa (Đồng Nai), còn suốt miền đồng bằng sông Cửu Long, nhưng địa phương nào trước đã từng được đón tiếp ông hay những

Lăng mộ Nguyễn Hữu Cảnh tại Thác Ro, Lệ Thủy, Quảng Bình

nơi ông đóng doanh trại đều có đền thờ như: Cù Lao Tiêu Mộc (sau đổi là Cù Lao Ông Chưởng), Long Điền, Kiến An, Vĩnh Ngươn, Châu Đốc, Rạch Gầm, Thới An, Bình Mỹ, Mỹ Đức, Cù Lao Phố... Đâu đâu ông cũng được sắc phong Thượng đẳng thần. Không những người Việt tôn thờ ông, mà người Trung Hoa cũng tỏ lòng ngưỡng mộ đặt bài vị thờ Ông tại đền Minh Hương Chợ Lớn. Thậm chí người Chân Lạp cũng kính phục uy danh Ông, họ lập miếu thờ ở đầu chợ Nam Vinh (Nam Vang) thờ Đương Cảnh Thành Hoàng Nguyễn Hữu Cảnh.

Phía triều đình các vua chúa nối ngôi sau này đều có ban sắc phong tước hiệu truy tặng cố công thần Nguyễn Hữu Cảnh. Dân ta vốn là một dân tộc có truyền thống uống nước nhớ nguồn, cho nên trải qua hàng bao thế hệ, cho dù các nhà cầm quyền thuộc thể chế nào, thời gian nào.. và cho đến tận ngày nay cũng đều muốn tỏ lòng ghi khắc công ơn Người góp công mở cõi Nguyễn Hữu Cảnh, bằng mọi hình thức và ở mọi địa phương:

- Sửa đền, mộ cùng sự chiêm bái hàng năm,

- Lấy tên và chức tước của Chưởng Cơ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh mà đặt tên cho trường học, đường phố, khóm ấp, dòng sông như: Cù Lao Ông Chưởng, Làng Ông Chưởng, trường trung học Chưởng Binh Lễ.

- Và mới đây nhất (1998) TPHCM và Đồng Nai, An Giang đều liên tiếp long trọng mở hội thảo chuyên đề Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh và tưng bừng làm lễ đón mừng 300 năm (1898-1998) thành lập Sài Gòn Gia Định gắn liền với tên tuổi của Ông.

- Phát hành bộ tem in hình Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh

- Một trường Trung học Kĩ thuật nghiệp vụ mới mở thuộc quận 7, TPHCM cũng lấy tên Nguyễn Hữu Cảnh.

Quả thật, công đức và nhân cách của Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh đã đi sâu vào lòng dân, và hẳn là uy danh của Người sẽ mãi mãi còn được lưu truyền hậu thế. Xin trích một câu đối trong hàng trăm liễn đối treo thờ Ông ở khắp các đền miếu:

Phiên âm:

Công cao vạn đại lê dân hàm cảm thính Nam Châu
Đức trọng thiên thu hộ quốc an khang khai biên thổ

Dịch:

Công cao muôn thuở, toàn dân vọng tưởng đất miền Nam
Đức nặng ngàn thu, cả nước vui trông trời giới cảnh

Vừa qua, nhân dân tỉnh Quảng Bình đã xây dựng khu lăng mộ của Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh tại Thác Ro, Lệ Thủy.
Năm 1996. Mình được vinh dự UBND xã Vạn Ninh giao cho trọng trách làm MC khai mạc và ca nhạc đón Lễ Thành Hầu Nhà Thờ Nguyễn Hữu Cảnh ở Thôn Đại Phúc - Xã Vạn Ninh - Huyện Quảng Ninh - Tỉnh Quảng Bình.  Nguồn: www.nguoiquangbinh.net 
-->


[Click Here To View huethuong's Signature]
Trả Lời Với Trích Dẫn

Đã có 2 cảm ơn !

Cảm ơn huethuong đã viết bài này. Chúc bạn có thật nhiều niềm vui trong cuộc sống !
bapqb (06-11-2010), tiengtrongninhchau (16-12-2010)
Trả lời


Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
 

Quyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt



Múi giờ GMT +7. 12:25 AM.
Powered by: vBulletin Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Người Quảng Bình thành lập vào ngày 31-12-2006, được phát triển bởi tất cả các thành viên.
Website: www.nguoiquangbinh.net | Email: nqb@nguoiquangbinh.net
Đơn vị tài trợ: Công Ty Cổ Phần Vé Máy Bay Việt Nam - Chuyên cung cấp vé máy bay giá rẻ trong nước và quốc tế.
Du lịch Quảng Bình