+:| Diễn đàn Người Quảng Bình |:+ - Xem bài viết đơn - Teamwork trên giảng đường
Xem bài viết đơn
  #1  
Old 14-11-2008, 08:59 AM
Trần Cương's Avatar
Trần Cương Trần Cương vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
PHÓ CHỦ TỊCH NQB
 
Tham gia ngày: Oct 2008
Đến từ: Hà Nội
Tên Thật: TRẦN XUÂN CƯƠNG
Bài gởi: 1,967
Được cảm ơn 8,068 lần trong 1,261 bài viết
Gửi tin nhắn qua ICQ tới Trần Cương Gửi tin nhắn qua MSM tới Trần Cương
Pro Teamwork trên giảng đường


sinh viên anh em mình cũng ích năng động, mình muốn anh em đọc ích tài liêuh về huớng dẫn nhóm nó rất trong quá trình làm viêc.
- Tổ chức lớp thành những nhóm nhỏ, giao bài tập, thảo luận, thuyết trình đã dần trở thành một phương pháp phổ biến trên giảng đường đại học. Sinh viên được rèn những kĩ năng mềm bổ trợ cho công việc của mình sau này.

Nhóm = chia sẻ + sáng tạo

Cảnh thường thấy trong các buổi học team-work.
“Các bạn hãy xây dựng chiến lược quảng cáo cho sữa rửa mặt Việt Hà – một sản phẩm mới trên thị trường Việt Nam”. Đó là một buổi học về quảng cáo báo chí của lớp Báo chí K50, trường ĐH KHXH & NV Hà Nội.

Mỗi nhóm phân tích một phần của chiến lược. Nhóm phân tích chiến lược Maketing, nhóm phân tích SWOT của sản phẩm, nhóm nghiên cứu thị trường truyền thông… Mỗi nhóm được hình thành như một bộ phận của công ty quảng cáo, chịu trách nhiệm thuyết trình ý tưởng của mình trước lớp.

Sau phần trình bày thuyết trình của mỗi nhóm, các nhóm còn lại sẽ đặt câu hỏi “chất vấn, phản biện” những vấn đề liên quan đến phạm vi đề tài. Các thành viên trong nhóm hội ý trả lời và cả lớp cùng thảo luận, trao đổi ý kiến về nội dung bài học. Cuối cùng, giảng viên bổ sung và tổng kết vấn đề.

Bạn Hải Yến tâm sự: “Học teamwork, SV không có cơ hội ngồi chờ thầy đọc cho chép, và giảng viên cũng không còn truyền đạt kiến thức một chiều. Bản thân bọn em phải tự vận động, tìm tòi và chịu trách nhiệm về nội dung kiến thức mà mình đảm nhiệm thuyết trình. Bởi chỉ cần tìm hiểu không kỹ, mơ hồ về kiến thức, người thuyết trình sẽ không khỏi lúng túng khi phải đối mặt với hàng loạt câu hỏi “bắt giò” từ phía dưới”.

Còn Hiền, trường ĐH Ngoại thương, thì nói: “Bọn tớ được chia nhóm thành những ban của một công ty để tổ chức một cuộc họp hội đồng quản trị. Giáo viên nước ngoài dạy nên phải tranh luận bằng tiếng Anh. Nhiều lúc các nhóm “cãi” nhau máu quá làm cô giáo phải giơ tay lên “stop here“ để chuyển chủ đề…”.

Cô Việt Hà giảng viên trường ĐH KHXHNV Hà Nội nhận xét: “Tôi đã rất ngạc nhiên khi các em đưa ra những ý tưởng hết sức độc đáo như lấy bia làm sữa rửa mặt hay đặt sữa rửa mặt trong các nhà vệ sinh. Đó là một hình thức quảng cáo khá hay. Nhiều cái đầu suy nghĩ sâu sắc hơn một cái đầu”.

Quang Thắng, ĐH Ngân hàng, chia sẻ: “Phương pháp này nhiều bạn hứng thú. Vì bọn tớ được đến tận công ty có liên quan để thu thập tài liệu. Sau đó về xử lí, tranh luận, nêu ra ý kiến sáng tạo và cuối cùng là thấy “đứa con tinh thần” của cả nhóm chào đời”.

Thầy Phạm Minh Quốc, nghiên cứu sinh tại Hàn Quốc, cho hay: “Hạn chế lớn nhất của sinh viên mình là thuyết trình cho nên hoạt động nhóm là một cách khắc phục. Bên cạnh đó, sinh viên có thể chủ động với kiến thức, biết cách “search” và chọn lọc thông tin để đưa vào power point. Các nhóm sinh viên thường đề ra những ý tưởng rất viển vông nhưng đó chính là cái hay, cái sáng tạo. Khi mà khuấy động được lớp học như thế là chứng tỏ buổi teamwork đã thành công”.

Khi làm nhóm trở nên…"amateur"

Thông thường bước sang năm thứ 3 và thứ 4, sinh viên phải “vật lộn” với làm việc nhóm nhiều hơn. Hầu như một nửa thời gian của sinh viên dành cho hoạt động nhóm. Tuy nhiên còn tồn tại rất nhiều băn khoăn từ việc làm việc nhóm của sinh viên.

Khi làm việc nhóm, bệnh chung của sinh viên thứ nhất ngồi ỳ, thứ nhì gật đầu lia lịa kiểu “hai mang”, đúng thì đúng không đúng thì thôi. Sinh viên thường “giải quyết nhau” trước khi giải quyết vấn đề.

Thêu, ĐH Mở, tâm sự: “Khi làm việc theo nhóm thì cái khó khăn nhất là bất đồng ý kiến. Nhóm tớ là điển hình. Ý tưởng có rồi nhưng lại mỗi đứa một ý chẳng ai nhường ai. Cãi nhau mất mấy ngày mà vẫn không giải quyết được. Thế là tách ra 2 nhóm, của ai nấy làm. Lên thuyết trình lại có đến 2 sản phẩm. Cả lớp ngớ người hỏi sao lại hai cái giống nhau thế, mất thời gian của lớp”.

Cẩm Lương, Khoa luật ĐHQG Hà Nội nói: “Nói là làm nhóm cho oai. Bọn tớ đến toàn nhóm buôn dưa lê, dưa bở mà hết thời gian”.

Trao đổi về vấn đề này thạc sỹ Lê Đình Tân, giảng viên bộ môn Lịch sử Đảng, trường ĐH Thương mại cho biết: “Nếu như thầy mà không biết “chèo lái” nhóm sinh viên đi đúng hướng thì rất có thể hoạt động nhóm trở thành sân chơi cá nhân cho một số thành viên nổi bật. Còn số khác thì ngồi “chờ ăn” dẫn đến buổi thuyết trình trở nên nhàm chán, đối phó và giải quyết vấn đề hời hợt".

Các trường đại học hiện nay chưa có một giáo trình chính thống để dạy cho sinh viên những kỹ năng cơ bản giúp một nhóm làm việc có hiệu quả. Như thầy Tân ví von “chưa học đi đã phải học chạy”.

Bên cạnh đó, lớp quá đông là một yếu tố gây cản trở làm việc nhóm. “Với hơn 100 con người thì thuyết trình nhóm là việc rất khó khăn và kém hiệu quả. Một bộ phận sinh viên ngồi chơi và không hiểu gì”, Quốc Hương, ĐHBK Hà Nội, khẳng định.

Ngoài ra, hầu hết các hoạt động nhóm ở lớp thường do thầy trẻ chủ trì. Còn một số thầy cô cao tuổi có tâm lí ngại nên tổ chức những buổi teamwork không mấy hiệu quả và hứng thú cho sinh viên. Những trung tâm đào tạo kỹ năng hoạt động nhóm như Tâm Việt… còn ít, chưa phổ biến.

Anh Nguyễn Bảo Ngọc, Giám đốc vườn ươm doanh nghiệp Tâm Việt, cho rằng: "Cái quan trọng nhất là có môi trường dân chủ, cởi mở. Sinh viên biết nói ra quan điểm của mình và biết lắng nghe quan điểm của người khác. Đừng chỉ phán xét nhau mà phải xem xét và cố gắng phản biện ý kiến đó trên cơ sở tôn trọng. Làm được như thế thành công đến với teamwork của bạn đã được hơn một nửa".

Để team-work thành công

1. Một nhóm chỉ 3 đến 5 người. Nhiều sẽ rất khó quản lí.
2. Cần có 1 leader đủ uy tín để quản lí và dàn xếp quan điểm của các bạn còn lại.
3. Đề ra nguyên tắc chung, có mục tiêu rõ ràng.
4. Kìm cái tôi cá nhân xuống một cách tối đa, phải tách bạch giữa tình cảm cá nhân và công việc.
5. Sẵn sàng nói ra quan điểm, ý kiến của mình, đồng thời lắng nghe người khác nói.
6. Giao trách nhiệm và phân công công việc rõ ràng cho mỗi cá nhân.
(theo vietnamnet) Nguồn: www.nguoiquangbinh.net 

****************Hãy cùng chia sẻ với bạn bè bằng cách ****************

Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè!

-->


[Click Here To View Trần Cương's Signature]
Trả Lời Với Trích Dẫn

Đã có 11 cảm ơn !

Cảm ơn Trần Cương đã viết bài này. Chúc bạn có thật nhiều niềm vui trong cuộc sống !
cao thu (26-03-2010), dongquang (25-11-2008), giangcoi (16-03-2009), haihien (19-11-2008), Halinh_nguyen (09-11-2009), HÀ MINH ĐIỀN (28-04-2011), hoantrachonline (25-12-2010), Leaf.dh (24-12-2010), mcsecurity (08-01-2011), phanduc_86 (05-12-2010), trantron (25-12-2009)